Dịp lễ 30-4, nhà phát hành CGV cho hay, bom tấn ngoại nhập Avenger: Cuộc chiến vô cực đã xác lập kỷ lục mới: Phim đạt doanh thu 100 tỷ đồng nhanh nhất mọi thời đại ở Việt Nam, chỉ sau 5 ngày công chiếu với khoảng 1,2 triệu lượt vé bán ra. Doanh thu khủng của Avenger: Cuộc chiến vô cực là điều đã được dự báo trước bởi tác phẩm kỷ niệm 10 năm của Vũ trụ điện ảnh Marvel nhận được cơn mưa lời khen sau lễ công chiếu, cũng như hiệu ứng tích cực từ các chuyên trang phê bình điện ảnh nước ngoài.
Chiến thắng áp đảo của Avenger: Cuộc chiến vô cực khiến hai phim Việt công chiếu cùng thời điểm là Lật mặt: Ba chàng khuyết và 100 ngày bên em hoàn toàn lép vế. Một câu hỏi không mới được đặt ra liệu cuộc cạnh tranh phim nội - phim ngoại đã thực sự công bằng? Có hay chăng, cần có sự “giải cứu” phim Việt kịp thời để những tác phẩm điện ảnh nội được đầu tư, thực hiện tử tế và sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Chiến thắng áp đảo của Avenger: Cuộc chiến vô cực khiến hai phim Việt công chiếu cùng thời điểm là Lật mặt: Ba chàng khuyết và 100 ngày bên em hoàn toàn lép vế. Một câu hỏi không mới được đặt ra liệu cuộc cạnh tranh phim nội - phim ngoại đã thực sự công bằng? Có hay chăng, cần có sự “giải cứu” phim Việt kịp thời để những tác phẩm điện ảnh nội được đầu tư, thực hiện tử tế và sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Trước hết, xét về góc độ phát hành với số lượng hàng trăm phim ngoại được nhập về mỗi năm, câu chuyện đụng độ là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên chuyện “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” là điều các nhà phát hành trong nước đã lường trước. Ứng với trường hợp của Lật mặt: Ba chàng khuyết hay 100 ngày bên em, nếu nói phía phát hành Việt Nam chọn sai thời điểm thì chưa hoàn toàn chính xác. Với một bộ phim được đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng, việc phim ra mắt vào thời điểm nào không phải là chuyện “nhắm mắt làm liều”. Chính đại diện nhà phát hành 100 ngày bên em đã lường trước được cục diện này nhưng vẫn đặt niềm tin, như cách Em chưa 18 vượt qua bom tấn Vệ binh dải ngân hà 2 1 năm về trước. Đề cập đến luận điểm này để thấy rằng, quyết định chọn thời điểm phát hành đã được tính toán, kể cả lường trước rủi ro. Câu chuyện hậu trường về phát hành có lẽ còn nhiều góc khuất và đó, hẳn là cuộc chiến không khoan nhượng.
Thứ hai, việc có hay không sự công bằng trong cuộc chiến phim nội - phim ngoại? Nhiều ý kiến cho rằng, nếu xét về tính công bằng có lẽ cách đơn giản nhất là hãy để chất lượng của mỗi bộ phim nói lên tất cả. Nếu phim thực sự hay, đánh trúng tâm lý khán giả, việc thắng thế trước phim ngoại là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chiến thắng của Em chưa 18 một năm về trước hay mùa phim tết vừa qua là bằng chứng. Nếu, cứ vin vào cớ công bằng trong khi chất lượng phim không được cải thiện, phim nhảm, phim thảm họa vẫn xuất hiện... đòi hỏi đó không thật sự khách quan. Không lẽ, hễ có chuyện xảy ra lại hô hào “giải cứu”, giống như các chiến dịch: giải cứu chuối, dưa hấu, củ cải... ở lĩnh vực nông nghiệp, hay thậm chí là giải cứu sách ở lĩnh vực văn hóa. Có lẽ, không nên trông chờ quá nhiều vào giải cứu.
Tuy nhiên, số đông trong đó có các nhà làm phim, nhà sản xuất, nhà phát hành... từng nhiều lần lên tiếng rằng, khía cạnh công bằng ở đây cần được nhìn nhận đa chiều hơn. Chúng ta vẫn nói điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc... đang vươn lên mạnh mẽ để trở thành những cường quốc không phải là câu chuyện ngẫu nhiên. Số lượng phim tăng nhanh, chất lượng phim được cải thiện là điều đương nhiên nhưng để kích thích ngành công nghiệp này đi lên bắt đầu chính từ cơ chế chính sách. Hầu hết những quốc gia này đều có chính sách rất rõ ràng và nghiêm ngặt về hạn ngạch nhập phim, hạn ngạch chiếu phim nội địa, tỷ lệ phân chia doanh thu... Đơn cử, theo một số liệu báo cáo của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam từ năm 2012 đến nay, mỗi năm chỉ có khoảng 34 phim nước ngoài được nhập vào Trung Quốc. Nếu đặt ra con số so sánh mỗi năm có hàng trăm phim nước ngoài vào thị trường Việt mới thấy với sự áp đảo đó chẳng khác nào “trứng chọi đá”. Chưa kể, về kinh phí sản xuất, số lượng phim Việt vượt qua mốc 1 triệu USD hiện cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, so với con số hàng chục, hàng trăm triệu USD của phim ngoại.
Một nhà phát hành phim Việt từng chia sẻ, việc họ lên tiếng đòi công bằng ở đây không có nghĩa là “thương vay khóc mướn”, bởi nếu không có bảo hộ điện ảnh của Nhà nước rất dễ làm mất thị trường. Kinh doanh ở lĩnh vực văn hóa mang nhiều đặc trưng, ngoài vấn đề lợi nhuận, nó còn là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Do đó, chính sách bảo trợ cho điện ảnh nước nhà chính là lằn ranh giúp kiểm soát thị trường, tạo nên cán cân cân bằng. Rất nhiều người đã lấy ví dụ vào mùa phim tết vừa qua, nếu bom tấn Chiến binh báo đen ra mắt cùng thời điểm với các phim Việt, liệu có chiến thắng bất ngờ như nói trên? Do đó, một chính sách bảo hộ điện ảnh là tiền đề quan trọng để thúc đẩy thị trường, giúp các nhà làm phim trong nước không chịu thiệt thòi. Cùng với đó, là sự đồng bộ từ quy trình đào tạo nguồn nhân lực, thành lập quỹ điện ảnh, nâng cao chất lượng phim... Bên cạnh mong mỏi một cơ chế chính sách, các nhà làm phim trong nước vẫn phải cố gắng tự cứu lấy mình để vượt qua khó khăn.
Thứ hai, việc có hay không sự công bằng trong cuộc chiến phim nội - phim ngoại? Nhiều ý kiến cho rằng, nếu xét về tính công bằng có lẽ cách đơn giản nhất là hãy để chất lượng của mỗi bộ phim nói lên tất cả. Nếu phim thực sự hay, đánh trúng tâm lý khán giả, việc thắng thế trước phim ngoại là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chiến thắng của Em chưa 18 một năm về trước hay mùa phim tết vừa qua là bằng chứng. Nếu, cứ vin vào cớ công bằng trong khi chất lượng phim không được cải thiện, phim nhảm, phim thảm họa vẫn xuất hiện... đòi hỏi đó không thật sự khách quan. Không lẽ, hễ có chuyện xảy ra lại hô hào “giải cứu”, giống như các chiến dịch: giải cứu chuối, dưa hấu, củ cải... ở lĩnh vực nông nghiệp, hay thậm chí là giải cứu sách ở lĩnh vực văn hóa. Có lẽ, không nên trông chờ quá nhiều vào giải cứu.
Tuy nhiên, số đông trong đó có các nhà làm phim, nhà sản xuất, nhà phát hành... từng nhiều lần lên tiếng rằng, khía cạnh công bằng ở đây cần được nhìn nhận đa chiều hơn. Chúng ta vẫn nói điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc... đang vươn lên mạnh mẽ để trở thành những cường quốc không phải là câu chuyện ngẫu nhiên. Số lượng phim tăng nhanh, chất lượng phim được cải thiện là điều đương nhiên nhưng để kích thích ngành công nghiệp này đi lên bắt đầu chính từ cơ chế chính sách. Hầu hết những quốc gia này đều có chính sách rất rõ ràng và nghiêm ngặt về hạn ngạch nhập phim, hạn ngạch chiếu phim nội địa, tỷ lệ phân chia doanh thu... Đơn cử, theo một số liệu báo cáo của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam từ năm 2012 đến nay, mỗi năm chỉ có khoảng 34 phim nước ngoài được nhập vào Trung Quốc. Nếu đặt ra con số so sánh mỗi năm có hàng trăm phim nước ngoài vào thị trường Việt mới thấy với sự áp đảo đó chẳng khác nào “trứng chọi đá”. Chưa kể, về kinh phí sản xuất, số lượng phim Việt vượt qua mốc 1 triệu USD hiện cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, so với con số hàng chục, hàng trăm triệu USD của phim ngoại.
Một nhà phát hành phim Việt từng chia sẻ, việc họ lên tiếng đòi công bằng ở đây không có nghĩa là “thương vay khóc mướn”, bởi nếu không có bảo hộ điện ảnh của Nhà nước rất dễ làm mất thị trường. Kinh doanh ở lĩnh vực văn hóa mang nhiều đặc trưng, ngoài vấn đề lợi nhuận, nó còn là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Do đó, chính sách bảo trợ cho điện ảnh nước nhà chính là lằn ranh giúp kiểm soát thị trường, tạo nên cán cân cân bằng. Rất nhiều người đã lấy ví dụ vào mùa phim tết vừa qua, nếu bom tấn Chiến binh báo đen ra mắt cùng thời điểm với các phim Việt, liệu có chiến thắng bất ngờ như nói trên? Do đó, một chính sách bảo hộ điện ảnh là tiền đề quan trọng để thúc đẩy thị trường, giúp các nhà làm phim trong nước không chịu thiệt thòi. Cùng với đó, là sự đồng bộ từ quy trình đào tạo nguồn nhân lực, thành lập quỹ điện ảnh, nâng cao chất lượng phim... Bên cạnh mong mỏi một cơ chế chính sách, các nhà làm phim trong nước vẫn phải cố gắng tự cứu lấy mình để vượt qua khó khăn.