Điều bất ngờ là những chỉ đạo của Phó Thủ tướng có thể khiến chính những thành viên của bóng đá Việt Nam phải giật mình. Không đề cập quá nhiều đến các hoạt động cải tổ bộ máy VFF như các phong trào “chấn hưng bóng đá” đang rầm rộ một cách tiêu cực gần đây, Phó Thủ tướng đã chỉ ra rằng: điều quan trọng nhất là phải tìm ra căn nguyên khiến cho khán giả ngày càng không muốn đến sân xem bóng đá, vì sao hoạt động của VFF và các tổ chức liên quan lại thiếu hiệu quả khiến cho việc tham gia của các thành phần ngoài xã hội lại kém chất lượng… Tựu trung là xem lại nội tại của nền bóng đá liệu đó có phải là nguyên nhân chính kéo lùi sự phát triển hay không.
Từ những chỉ đạo của Phó Thủ tướng, chúng ta có thể hiểu là bóng đá Việt Nam đã có đủ nội lực hay chưa? Nếu chưa có thì dù thay đổi bộ máy lãnh đạo hiện nay bằng một bộ máy khác mới tinh, những tồn tại vẫn khó có thể thay đổi. Hiểu rộng ra hơn, đó là vấn đề tầm nhìn, là khả năng biết rõ “mình là ai, đang đứng ở đâu”.
Không thể có một đội tuyển quốc gia mạnh nếu giải vô địch quốc gia lại kém chất lượng, không sản sinh được cầu thủ tốt. Không thể có nhiều hơn các cầu thủ trẻ tài năng nếu ngay cả việc đi xem các trận đấu V-League mà người hâm mộ còn không muốn, thì làm sao có thể cho con em mình đi theo sự nghiệp cầu thủ. Càng không thể có một bộ máy VFF tâm huyết, nhiều tiềm lực nếu số lượng các doanh nghiệp tham gia đầu tư cho bóng đá chỉ đếm trên đầu ngón tay... Trên lý thuyết lẫn thực tế, bất kỳ một nền bóng đá nào muốn phát triển thì điều kiện tiên quyết là phải có một giải vô địch mạnh. Nếu chỉ chăm chăm chờ thành tích của đội tuyển thì chẳng khác nào “xây nhà từ nóc”.
Từ trước đến nay, trong các thông điệp tranh cử của mình, những ứng cử viên của các cấp quản lý VFF thường chỉ xoáy vào các yếu tố thành tích hoặc tài chính, chưa có những bản cương lĩnh hành động liên quan đến giải vô địch quốc gia, bao gồm các yếu tố cấu thành như khán giả, doanh nghiệp, cơ cấu chuyên nghiệp của các CLB… Đây là lý do mà cứ đến gần những đại hội nhiệm kỳ, những vấn đề bị đào xới nhiều nhất, lấy làm nguyên nhân chính, vẫn là thành - bại của các đội tuyển. Cho dù thành tích ở SEA Games, AFF Cup phản ảnh chất lượng làng cầu, nhưng chắc chắn đó không phải là nguyên nhân cần mổ xẻ nhiều nhất. Trong khi đó, hơn 15 năm phát triển bóng đá chuyên nghiệp cho đến nay, hoàn toàn chưa có một bản tổng kết hoàn chỉnh trong bối cảnh mà chất lượng, văn hóa sân cỏ, khán giả… đều sụt giảm nghiêm trọng như chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ ra.
Giải pháp để phát triển bóng đá Việt Nam không nằm ở đâu xa: đó chính là từ gốc rễ giải vô địch quốc gia. Nếu ở đó, chúng ta có các CLB được đầu tư mạnh, hệ thống tuyến trẻ xuyên suốt, quan điểm thi đấu tích cực thì chắc chắn khán giả sẽ đến sân, các doanh nghiệp sẽ tham gia tài trợ và có thêm nhiều cầu thủ giỏi. Bất kỳ một cuộc cải tổ nào trên thượng tầng của VFF mà thiếu đi các giải pháp cụ thể dành cho hệ thống thi đấu nội địa, đều sẽ không thể thành công. Bóng đá vừa là một môn chơi thể thao, nhưng cũng là một lĩnh vực chịu tác động lớn từ đời sống xã hội. Bóng đá không chỉ đem lại cảm xúc ngắn hạn, nó còn tác động lớn đến cuộc sống của nhiều người, nhiều thành phần và ở góc độ nào đó, còn là ngành kinh doanh vẫn thừa dư địa phát triển.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là tầm nhìn, là tham vọng, là những kế hoạch làm việc khoa học dài hạn chứ không chỉ đơn thuần thay đổi nhân sự lãnh đạo, hô hào cải tổ…
Từ những chỉ đạo của Phó Thủ tướng, chúng ta có thể hiểu là bóng đá Việt Nam đã có đủ nội lực hay chưa? Nếu chưa có thì dù thay đổi bộ máy lãnh đạo hiện nay bằng một bộ máy khác mới tinh, những tồn tại vẫn khó có thể thay đổi. Hiểu rộng ra hơn, đó là vấn đề tầm nhìn, là khả năng biết rõ “mình là ai, đang đứng ở đâu”.
Không thể có một đội tuyển quốc gia mạnh nếu giải vô địch quốc gia lại kém chất lượng, không sản sinh được cầu thủ tốt. Không thể có nhiều hơn các cầu thủ trẻ tài năng nếu ngay cả việc đi xem các trận đấu V-League mà người hâm mộ còn không muốn, thì làm sao có thể cho con em mình đi theo sự nghiệp cầu thủ. Càng không thể có một bộ máy VFF tâm huyết, nhiều tiềm lực nếu số lượng các doanh nghiệp tham gia đầu tư cho bóng đá chỉ đếm trên đầu ngón tay... Trên lý thuyết lẫn thực tế, bất kỳ một nền bóng đá nào muốn phát triển thì điều kiện tiên quyết là phải có một giải vô địch mạnh. Nếu chỉ chăm chăm chờ thành tích của đội tuyển thì chẳng khác nào “xây nhà từ nóc”.
Từ trước đến nay, trong các thông điệp tranh cử của mình, những ứng cử viên của các cấp quản lý VFF thường chỉ xoáy vào các yếu tố thành tích hoặc tài chính, chưa có những bản cương lĩnh hành động liên quan đến giải vô địch quốc gia, bao gồm các yếu tố cấu thành như khán giả, doanh nghiệp, cơ cấu chuyên nghiệp của các CLB… Đây là lý do mà cứ đến gần những đại hội nhiệm kỳ, những vấn đề bị đào xới nhiều nhất, lấy làm nguyên nhân chính, vẫn là thành - bại của các đội tuyển. Cho dù thành tích ở SEA Games, AFF Cup phản ảnh chất lượng làng cầu, nhưng chắc chắn đó không phải là nguyên nhân cần mổ xẻ nhiều nhất. Trong khi đó, hơn 15 năm phát triển bóng đá chuyên nghiệp cho đến nay, hoàn toàn chưa có một bản tổng kết hoàn chỉnh trong bối cảnh mà chất lượng, văn hóa sân cỏ, khán giả… đều sụt giảm nghiêm trọng như chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ ra.
Giải pháp để phát triển bóng đá Việt Nam không nằm ở đâu xa: đó chính là từ gốc rễ giải vô địch quốc gia. Nếu ở đó, chúng ta có các CLB được đầu tư mạnh, hệ thống tuyến trẻ xuyên suốt, quan điểm thi đấu tích cực thì chắc chắn khán giả sẽ đến sân, các doanh nghiệp sẽ tham gia tài trợ và có thêm nhiều cầu thủ giỏi. Bất kỳ một cuộc cải tổ nào trên thượng tầng của VFF mà thiếu đi các giải pháp cụ thể dành cho hệ thống thi đấu nội địa, đều sẽ không thể thành công. Bóng đá vừa là một môn chơi thể thao, nhưng cũng là một lĩnh vực chịu tác động lớn từ đời sống xã hội. Bóng đá không chỉ đem lại cảm xúc ngắn hạn, nó còn tác động lớn đến cuộc sống của nhiều người, nhiều thành phần và ở góc độ nào đó, còn là ngành kinh doanh vẫn thừa dư địa phát triển.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là tầm nhìn, là tham vọng, là những kế hoạch làm việc khoa học dài hạn chứ không chỉ đơn thuần thay đổi nhân sự lãnh đạo, hô hào cải tổ…