Giờ trái đất đang “nóng” lên từng ngày

Chiến dịch Một Giờ Trái đất khác biệt do Báo Sài Gòn Giải Phóng và Ban điều phối chiến dịch toàn cầu 350.org tại Việt Nam phối hợp thực hiện đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Sở Công thương, Sở Tài nguyên Môi trường và có sự tham gia của hơn 10.000 tình nguyện viên trên khắp cả nước. Riêng tại TPHCM, hàng loạt sự kiện đang được diễn ra tại các trường phổ thông, trường đại học, các khu dân cư.
Giờ trái đất đang “nóng” lên từng ngày

Chiến dịch Một Giờ Trái đất khác biệt do Báo Sài Gòn Giải Phóng và Ban điều phối chiến dịch toàn cầu 350.org tại Việt Nam phối hợp thực hiện đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Sở Công thương, Sở Tài nguyên Môi trường và có sự tham gia của hơn 10.000 tình nguyện viên trên khắp cả nước. Riêng tại TPHCM, hàng loạt sự kiện đang được diễn ra tại các trường phổ thông, trường đại học, các khu dân cư.

Các tình nguyện viên hướng dẫn đổi đèn tiết kiệm năng lượng

Các tình nguyện viên hướng dẫn đổi đèn tiết kiệm năng lượng

Sáng 20-3-2012, tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, chương trình “Nguồn sáng tương lai” nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2012 đã chính thức khởi động. Chương trình đã thu hút gần 1.000 bạn sinh viên tham dự.

Lễ phát động đặc biệt gây chú ý bởi sự có mặt của các đại sứ thiện chí của Giờ trái đất 2012 như ca sĩ Anh Khoa, diễn viên Tú Vy, nhóm nhạc Pi band… Bà Nguyễn Thị Anh Nga, đại diện của công ty Philips (đơn vị tài trợ cho chương trình) chia sẻ, mọi người hãy hình thành thói quen hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu tốn điện năng, tắt thiết bị điện khi ra khỏi phòng, tắt các thiết bị điện khi không dùng.

Hy vọng, các bạn sinh viên - thế hệ tương lai hãy là những tuyên truyền viên không chỉ cho 1 Giờ Trái đất mà hơn thế cần trở thành hành động thường xuyên góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Sinh viên Nguyễn Thị Lan (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ) cũng tâm sự, điều quan trọng nhất của Giờ Trái đất là ý thức của người dân sẽ thay đổi như thế nào sau chương trình này. Mình mong muốn chương trình sẽ đạt được hiệu quả thiết thực và ý nghĩa, làm người dân có ý thức và sẽ tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, chương trình này có thể xây dựng và giới thiệu đến thế giới hình ảnh giới trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Trước đó, ngày 18-3, dự án “Chai Mặt trời” cũng đã được các tình nguyện viên triển khai tại tổ 22, khu phố 3, phường 5, quận 4, TPHCM. “Chai Mặt trời” là một dự án cộng đồng có mục tiêu đưa giải pháp về ánh sáng cho cộng đồng thu nhập thấp, được xây dựng từ mô hình “Ánh sáng từ chai nước” được phát kiến lần đầu tiên năm 2008 tại Brazil và ngay trong những năm tiếp theo đã được nhân rộng tại Phillipines.

Sáng kiến này dựa trên một nguyên lý rất đơn giản: Chai nước đã qua sử dụng được đổ đầy nước và thêm vào một lượng chlorine theo tỉ lệ nhất định lắp đặt ở mái tôn sao cho một phần của nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thì phần còn lại tiếp xúc với không gian sống sẽ phát sáng với độ quang phổ tương đương một bóng đèn 55-60W. “Chai Mặt trời” là dự án giới thiệu giải pháp ánh sáng với chi phí thấp, áp dụng cho các khu dân cư đông đúc có mức sống dưới mức trung bình ở Việt Nam, và đặc biệt phù hợp với các ngôi nhà mái tôn, ít hoặc không có cửa sổ nên ban ngày vẫn phải bật đèn điện.

Dự án dự tính mở rộng trong một vài năm tới với mục đích giúp đỡ nhiều người dân khó khăn cắt giảm tiền điện mà họ phải bỏ ra hằng tháng, giảm nhu cầu năng lượng nội địa, góp phần làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu,” bà Trần Ngọc Mai – phụ trách dự án Chai Mặt trời của chiến dịch Một Giờ Trái đất khác biệt chia sẻ.

H.M

Tin cùng chuyên mục