Giữ tấm khiên xanh

Tại ĐBSCL, cách nay hàng trăm năm, dải rừng ngập mặn kéo dài từ Cần Giờ (TPHCM) đến tận mũi Cà Mau đã tạo ra dấu ấn mở đất suốt chiều dài lịch sử. Rừng ngập mặn bao bọc quanh bờ biển như tấm khiên xanh che chắn đất liền trước sóng gió, nước biển dâng và bão tố.

Trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, dãy rừng ngập mặn đã bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn, chất độc hóa học và thuốc khai hoang. Sau giải phóng, ĐBSCL đã mất một thập niên chống chịu với triều cường, bão biển, xâm nhập mặn, bờ biển cửa sông xói lở, thiên tai hoành hành. Từ sau năm 1985, TPHCM và ĐBSCL mới bắt đầu khôi phục diện tích rừng ngập mặn. Dải đất ven biển phía Đông từ vịnh Gành Rái qua vịnh Đồng Tranh, cửa sông Sài Gòn, Cần Giờ, Soài Rạp, xuống các cửa sông Cửu Long, rừng ngập mặn Bình Đại, Thạnh Phú, Long Hòa, Mỹ Long Nam, sang tới Cù lao Dung, Long Phú, Bạc Liêu, mũi đất Cà Mau… những “tấm khiên xanh” dựng lên từ những miền đất chết, dẫn đầu cho sự kiện phục hồi lá chắn thiên tai từ biển Đông.

Mất nhiều thời gian và công sức, rừng ngập mặn đã được phục hồi một phần, nhưng chẳng bao lâu, rừng lại bị tàn phá. Theo một thống kê, trong 64 năm (từ 1943 - 2007) tốc độ mất rừng ngập mặn ở Việt Nam rất cao.

Diện tích rừng ngập mặn đã giảm từ 408 ngàn ha (năm 1943) xuống còn 209 ngàn ha (năm 2007), trung bình mỗi năm giảm trên 3 ngàn ha. Riêng tại ĐBSCL, tốc độ mất rừng vào khoảng 5%/năm.

Những năm gần đây, mặc dù công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đã được các tỉnh trong khu vực quan tâm thực hiện, đặc biệt là dự án trồng 5 triệu ha rừng của quốc gia và các dự án hợp tác quốc tế, nhưng rừng vẫn tiếp tục teo tóp do sinh kế, do thúc bách của đời sống và do cả sự lơ là của ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Với điều kiện và đặc điểm địa lý tự nhiên nằm ở vùng cuối nguồn sông Cửu Long và tiếp giáp biển Đông, các tỉnh ĐBSCL được dự báo sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của cộng đồng dân cư. Trong khi đó, một trong những ảnh hưởng lớn nhất, cụ thể nhất của BĐKH đến tài nguyên nước ở khu vực ĐBSCL là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng rộng và lấn sâu vào nội đồng. Những năm gần đây, theo tính toán sơ bộ, có những nơi mà độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền hàng chục kilômét tính từ cửa sông. Hạn hán, xâm nhập mặn đưa lại hệ lụy là thiếu nước ngọt sinh hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho đời sống của cộng đồng dân cư trong vùng bị ảnh hưởng BĐKH.

Mặc dù, bão và áp thấp nhiệt đới ít ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ĐBSCL, thế nhưng những năm gần đây tình hình thời tiết, khí hậu đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Khi hiện tượng thiên tai này xảy ra, hậu quả của nó cũng sẽ rất khốc liệt, đặc biệt các công trình ven biển như nhà cửa, công trình công cộng bị hư hỏng, tốc mái, thậm chí bị sập…

Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, biện pháp đối phó hữu hiệu nhất với những thiên tai do BĐKH ở khu vực ĐBSCL chính là tận dụng chức năng phòng hộ của các hệ sinh thái tự nhiên. Các cánh rừng ngập mặn trong khu vực sẽ đóng vai trò vùng đệm tối ưu, giúp nâng cao hiệu lực ngăn ngừa và giảm thiểu sức tàn phá của gió bão, triều cường, sóng lớn và nước biển dâng, đất đai xói lở, các cấu trúc sinh cảnh đa dạng sinh học bị hủy diệt.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt. Bảo vệ được hệ sinh thái này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển khu vực ĐBSCL. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển đang là một trong những yêu cầu cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững khu vực ĐBSCL trong thời gian tới.

Diện tích rừng ngập mặn đã giảm từ 408 ngàn ha (năm 1943) xuống còn 209 ngàn ha (năm 2007), trung bình mỗi năm giảm trên 3 ngàn ha. Riêng tại ĐBSCL, tốc độ mất rừng vào khoảng 5%/năm. Những năm gần đây, mặc dù công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đã được các tỉnh trong khu vực quan tâm thực hiện, đặc biệt là dự án trồng 5 triệu ha rừng của quốc gia và các dự án hợp tác quốc tế, nhưng rừng vẫn tiếp tục teo tóp do sinh kế, do thúc bách của đời sống và do cả sự lơ là của ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Với điều kiện và đặc điểm địa lý tự nhiên nằm ở vùng cuối nguồn sông Cửu Long và tiếp giáp biển Đông, các tỉnh ĐBSCL được dự báo sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của cộng đồng dân cư. Trong khi đó, một trong những ảnh hưởng lớn nhất, cụ thể nhất của BĐKH đến tài nguyên nước ở khu vực ĐBSCL là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng rộng và lấn sâu vào nội đồng. Những năm gần đây, theo tính toán sơ bộ, có những nơi mà độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền hàng chục kilômét tính từ cửa sông. Hạn hán, xâm nhập mặn đưa lại hệ lụy là thiếu nước ngọt sinh hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho đời sống của cộng đồng dân cư trong vùng bị ảnh hưởng BĐKH.

Mặc dù bão và áp thấp nhiệt đới ít ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ĐBSCL, thế nhưng những năm gần đây tình hình thời tiết, khí hậu đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Khi hiện tượng thiên tai này xảy ra, hậu quả của nó cũng sẽ rất khốc liệt, đặc biệt các công trình ven biển như nhà cửa, công trình công cộng bị hư hỏng, tốc mái, thậm chí bị sập…

Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, biện pháp đối phó hữu hiệu nhất với những thiên tai do BĐKH ở khu vực ĐBSCL chính là tận dụng chức năng phòng hộ của các hệ sinh thái tự nhiên. Các cánh rừng ngập mặn trong khu vực sẽ đóng vai trò vùng đệm tối ưu, giúp nâng cao hiệu lực ngăn ngừa và giảm thiểu sức tàn phá của gió bão, triều cường, sóng lớn và nước biển dâng, đất đai xói lở, các cấu trúc sinh cảnh đa dạng sinh học bị hủy diệt.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt. Bảo vệ được hệ sinh thái này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển khu vực ĐBSCL. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển đang là một trong những yêu cầu cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững khu vực ĐBSCL trong thời gian tới.

Trần Minh Trường

Tin cùng chuyên mục