Giúp trẻ cảnh giác với giun

Giúp trẻ cảnh giác với giun

Tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em rất cao, đặc biệt là ở trẻ em ở nông thôn. Có tới 80% trẻ em nông thôn có thể nhiễm các loại giun đũa, giun mắc, giun nước, giun kim. Đường lây truyền của giun chủ yếu qua ăn uống, hoặc qua vật trung gian truyền bệnh như gián, chuột… Ấu trùng giun xâm nhập qua đường tiêu hóa hoặc qua da. Trứng giun theo phân người ra ngoài rồi nở thành ấu trùng, sau đó chui qua chân người đi đất để vào cơ thể và gây bệnh.

Giúp trẻ cảnh giác với giun ảnh 1

Theo BS Nguyễn Văn Lộc, Phó GĐ BV Nhi TƯ, bệnh giun sán là một bệnh từ ký sinh trùng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Trẻ em độ tuổi này bắt đầu có ý thức và có một ít khả năng tự chăm sóc bản thân, vì vậy sự chăm sóc của cha mẹ đối với trẻ bắt đầu ít đi, do đó trẻ có nguy cơ mắc phải nhiều mầm bệnh “âm thầm”, trong đó nhiễm giun là một căn bệnh phổ biến.

Ở nước ta, điều kiện vệ sinh còn kém, trứng và ấu trùng giun có khắp nơi trong không khí, mà trẻ thì hay lê la nghịch đất cát, mút tay, hoặc cầm nắm đồ ăn khi tay bẩn- nhất là các cháu thường sinh hoạt tập trung trong trường, lớp. Vì vậy, trẻ thường bị nhiễm nhiều loại giun cùng một lúc.

Mối nguy hiểm từ những “khách không mời”

Bệnh giun sán không những gây ra những triệu chứng cấp tính mà còn gây hậu quả lâu dài, ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập, tư duy, cũng như các hoạt động thể chất khác của trẻ.

Khi bị nhiễm giun, trẻ chẳng có triệu chứng gì đặc biệt, cho đến một ngày bạn cảm thấy trẻ không lên cân, hoặc đêm trẻ trăn trở không ngủ được vì ngứa hậu môn, đi tiêu hoặc nôn ra giun… Lúc đó tình trạng nhiễm giun đã khá nặng. Những “vị khách không mời” này tuy bé nhỏ nhưng nguy hiểm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng (do giun sán hấp thụ vitamin trong cơ thể), sức đề kháng kém. Chưa kể những biến chứng như: giun chui vào ống mật, tắc ruột. Đối với bé gái còn nguy hiểm hơn, vì khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng, chúng có thể bò sang bộ phận sinh dục, gây viêm nhiễm.

Tẩy giun bằng thuốc nào có thể?

Thuốc tẩy giun thông thường và phổ biến trên thị trường là: Albendazol, Pyratel, Mebenzadol… đều có khả năng tẩy các loại giun đường ruột. Trong đó thuốc Mebendazol làm cho giun cạn kiệt glycogen dự trữ, đồng thời, còn làm ức chế sự sinh sản của giun. Thuốc tẩy giun Mebendazol (Fugacar ) chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi. Với liều duy nhất 500mg, có thể tẩy hết các loại giun móc, giun tóc, giun kim…Theo Tiến sĩ, bác sĩ ký sinh học Ngô Hùng Dũng, Fugacar thích hợp cho việc điều trị vì có tính kháng giun phổ rộng. Nên điều trị định kỳ và hàng loạt từ 2,3 lần/ năm cho trẻ và các thành viên trong gia đình để có kết quả tốt nhất. Fugacar có dạng viên nén, thơm, ngọt; có thể nhai, nghiền trước khi uống tùy thói quen uống thuốc của trẻ. Không phải mất nhiều thời gian để “dụ” cháu, bạn chỉ cần đưa trẻ “cái kẹo” là xong. Đặc biệt, trẻ không cần phải nhịn đói và có thể uống thuốc bất cứ lúc nào trong ngày.

Phòng ngừa giun tấn công trẻ

Hãy giáo dục trẻ rửa tay thường xuyên hàng ngày; thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh thân thể thường xuyên: cắt móng tay, rửa bằng xà bông tắm sau mỗi lần trẻ đi tiêu, không để trẻ ở truồng hoặc mặc quần xẻ đáy. Không cho trẻ đi tiêu bừa bãi hoặc bò lê la dưới đất. Nhắc trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không đi chân đất, nghịch cát. Cuối cùng, nên tẩy giun định kỳ cho trẻ với những loại thuốc thích hợp và uy tín. 

TOÀN THI

Tin cùng chuyên mục