Kết quả điều tra những năm gần đây của Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho thấy độ bao phủ muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh trên toàn quốc hiện đang giảm mạnh, chỉ còn dưới 70%. Đáng chú ý là tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại nơi có chất lượng sống tốt và trình độ dân trí cao như hai thành phố lớn: Hà Nội (25,6%) và TPHCM (54%)(*). Theo thống kê, có đến gần 78% phụ nữ mang thai bị thiếu iốt, trong đó hơn 44% thiếu từ trung bình đến nặng. Phụ nữ mang thai nếu thiếu i-ốt trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non...
Người thành thị cũng thiếu I-ốt
Trước đây, chúng ta vẫn nghĩ: chỉ ở những nơi có điều kiện sống thiếu thốn, dân trí thấp, người dân mới bị thiếu hụt I-ốt. Tuy nhiên, các khảo sát được thực hiện hàng năm của TT Dinh dưỡng TPHCM cho biết: cư dân thành thị, đặc biệt là ở hai thành phố lớn: Hà Nội và TPHCM lại đang thiếu hụt I-ốt nghiêm trọng.
Tình trạng thiếu hụt I-ốt đã quay trở lại chứ không còn dừng lại ở mức nguy cơ. Theo đó, phụ nữ mang thai đang là đối tượng cần bổ sung I-ốt nhiều nhất (*).
Ngay tại Hà Nội, độ bao phủ muối I-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh rất thấp (chỉ có 25,6%), trong khi tỷ lệ sử dụng muối I-ốt và các chế phẩm có I-ốt tương đối cao (81,7%). Ở TPHCM, độ bao phủ chỉ đạt 53,8%. Ở những địa phương khác, độ bao phủ còn thấp hơn. Điều đó cho thấy, tình trạng thiếu hụt I-ốt đã quay trở lại chứ không còn dừng lại ở mức nguy cơ. Nhóm chịu ảnh hưởng nguy hại nhất bởi tình trạng này chính là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em. Thiếu I-ốt sẽ dẫn tới nguy cơ bướu cổ, đần độn, kém trí nhớ… Trong khi đó, biểu hiện của tình trạng thiếu hụt iốt nhẹ lại rất khó nhận ra vì người chỉ có cảm giác mệt mỏi, lờ đờ khiến cho nhiều người không để ý.
Năm 2005, ngành y tế đưa ra hàng loạt dự án phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt (PCCRLTI) nhằm tuyên truyền, định hướng người dân sử dụng các sản phẩm có bổ sung I-ốt trong ăn uống hàng ngày.
Tuy nhiên 5 năm trở lại đây, người dân chuyển sang thói quen sử dụng các “gia vị hiện đại” như hạt nêm hoặc nước mắm trong nấu ăn mà đã bỏ quên yếu tố bổ sung I-ốt hàng ngày. Không chỉ vậy, thực trạng ô nhiễm môi trường, lạm dụng hóa chất và sự suy giảm chất lượng đất trồng cũng là nguyên nhân khiến những nguồn cấp I-ốt từ thực phẩm không đảm bảo nhu cầu I-ốt cho sức khỏe.
Nêm vị thơm ngon, nêm vì sức khỏe
Theo các tài liệu của TT Dinh dưỡng TPHCM, có nhiều biện pháp phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt, một trong những biện pháp đó là sử dụng các gia vị có hàm lượng I-ốt đủ như hạt nêm, muối để nấu ăn hàng ngày. TT Dinh dưỡng TPHCM đã phối hợp với Công ty Cổ phần UNIBEN để cho ra đời sản phẩm hạt nêm 3 Miền có bổ sung I-ốt cho bữa ăn hàng ngày, đảm bảo tiêu chuẩn phòng bệnh.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: “Việc lựa chọn hạt nêm 3 Miền có chứa I-ốt trong bữa ăn hàng ngày không chỉ là nêm yêu thương mà còn là nêm vì sức khỏe cả gia đình”.
Chị Ái Vân, 29 tuổi, ở Tân Bình, TPHCM, vừa được giới thiệu sử dụng loại Hạt nêm 3 Miền, đã chia sẻ những cảm nhận của mình: “Nhà tôi vẫn có sẵn muối I-ốt, mà ít khi tôi nhớ để dùng vì đã quen dùng hạt nêm. Hạt nêm 3 Miền đáp ứng thói quen nêm nếm của tôi mà vẫn đảm bảo bổ sung đủ I-ốt, vị đậm đà mà giá lại khá “mềm” nữa”.
Hiểu được hiện trạng và nhu cầu của người tiêu dùng, hạt nêm 3 Miền đã tiên phong bổ sung I-ốt, đây là một trong những giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng Việt bổ sung I-ốt vào bữa ăn hàng ngày mà đảm bảo tiêu chuẩn phòng bệnh.
Bác sĩ Lê Thị Kim Quí, nguyên Giám đốc TT Dinh dưỡng TPHCM khuyên: “Việc lựa chọn hạt nêm 3 Miền có chứa I-ốt trong bữa ăn hàng ngày không chỉ là nêm vị thơm ngon mà còn là nêm vì sức khỏe cả gia đình”.
Hạt nêm 3 Miền bổ sung I-ốt phù hợp cho mọi hình thức chế biến khác nhau như: xào, ướp, nêm, kho, nấu canh… mà vẫn đảm bảo hương vị đặc trưng của từng món ăn. Đặc biệt, đây là sản phẩm hạt nêm duy nhất trên thị trường có bổ sung I-ốt tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Dùng hạt nêm 3 Miền mỗi khi nấu ăn để đảm bảo tiêu chuẩn phòng bệnh. Sản phẩm là ứng dụng nghiên cứu khoa học cấp thành phố đã được Sở Khoa học Công nghệ TPHCM xét duyệt, được phối hợp thực hiện bởi Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM và nhãn hàng hạt nêm 3 Miền. |
Minh Anh
(*)Nguồn: Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM và Công ty Cổ phần UNIBEN.