Học ai?

Có thứ khác biệt của EURO tại Pháp lần này so với World Cup cách đây hai năm là cầu thủ ít… khóc hơn. Ngày đó, HLV đội tuyển Brazil - Felipe Scolari buộc phải kêu gọi các nhà tâm lý học thể thao giúp đỡ học trò bởi họ có thể khóc khi hát quốc ca, khóc khi hết hiệp phụ, rồi khóc trước và sau loạt luân lưu… Tóm lại, cầu thủ “mít ướt” bất cứ lúc nào, chẳng như người Đức luôn biết cách vượt qua khó khăn mà “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

Từ Sài Gòn đến Paris

Có thứ khác biệt của EURO tại Pháp lần này so với World Cup cách đây hai năm là cầu thủ ít… khóc hơn. Ngày đó, HLV đội tuyển Brazil - Felipe Scolari buộc phải kêu gọi các nhà tâm lý học thể thao giúp đỡ học trò bởi họ có thể khóc khi hát quốc ca, khóc khi hết hiệp phụ, rồi khóc trước và sau loạt luân lưu… Tóm lại, cầu thủ “mít ướt” bất cứ lúc nào, chẳng như người Đức luôn biết cách vượt qua khó khăn mà “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

Người Đức đến EURO 2016 với tư cách đội xếp hạng ba của EURO 4 năm trước nhưng là ĐKVĐ World Cup 2014. Song, cũng không vì thế lại bảo Đức là ứng viên nặng ký nhất cho chức vô địch. Mấu chốt là cái cách người Đức đứng dậy sau những thất bại. Còn nhớ, đội tuyển Đức hồi World Cup 2006 trên sân nhà, sau trận thua Italia ở bán kết cũng khóc lóc ỉ ôi thì từ khán đài danh dự, một phụ nữ nhẹ nhàng tiến đến chỗ các cầu thủ. Đó là nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà không ra về cùng những người muốn rời sân thật nhanh mà đợi đến khi sân không còn ai, bà lặng lẽ tìm đến các cầu thủ để an ủi và chia sẻ.

Các cầu thủ Đức kể lại là hôm đó họ xúc động đến rơi nước mắt, nhưng lại rất tin ở tương lai, qua lời bà Thủ tướng: “Các bạn đã chiến đấu rất dũng cảm. Chúng ta đã thi đấu hết mình nhưng đối thủ hay hơn nên không có gì phải xấu hổ về điều đó. Các bạn đừng buồn vì đã thi đấu đầy cố gắng. Phía trước là tương lai, nó không phải đã kết thúc với các bạn. Hãy đứng dậy và tiếp tục...”.
Bóng đá Đức đã trưởng thành từ thất bại cay đắng ngay trên sân nhà, để rồi bây giờ họ luôn mạnh mẽ, tỉnh táo… 

Tất cả từ nỗ lực của các tuyển thủ và cả sự xuất hiện đúng lúc cùng lời nói chân thành của nữ Thủ tướng mê bóng đá, và hiểu tâm tư của các cầu thủ mang trên mình màu cờ sắc áo quốc gia Đức. Thành công ấy có được là nhờ họ biết cách phát huy thế mạnh về tinh thần chiến đấu, sự đoàn kết và tính kỷ luật để bù đắp hạn chế về chuyên môn. Còn nhớ, nhà báo Vũ Công Lập từng nói: “Bóng đá đừng quá dựa trên cảm xúc”. Ý của ông là cầu thủ đừng để cảm xúc chi phối tâm lý thi đấu quá nhiều. Đấy là biểu hiện của sự không vững vàng cả về tinh thần lẫn ý chí.

Trở lại với bóng đá nội. Đội tuyển Việt Nam vừa giành Cúp bóng đá giao hữu AYA Bank trên đất Myanmar, nhưng người hâm mộ có lúc tưởng như chiếc Cúp AFF đã nằm trong tay thầy trò ông Nguyễn Hữu Thắng. Cái kiểu “tự sướng”, để cảm xúc lấn át lý trí như thế sẽ chẳng tốt chút nào khi phía trước là nhiều đối thủ xương xẩu như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar… tại AFF Cup vào cuối năm.

Cứ mãi “trái tim lầm chỗ để trên đầu” thì đừng hòng lấy được vàng trong túi người Thái, khi họ đang là ĐKVĐ AFF Cup và SEA Games. Tới lúc đó có khóc như mưa giống Brazil thì cũng muộn. Học người Đức hay Brazil, chắc ông Thắng phải biết.

KIM DUNG

Tin cùng chuyên mục