Thống kê từ Ban tổ chức Chiến dịch Giờ Trái đất thế giới cho thấy, qua hơn 11 năm hình thành và phát triển, từ khởi điểm chỉ có quốc gia Australia thực hiện, đến nay đã có gần 200 quốc gia và gần 2 tỷ lượt người cùng tham gia chiến dịch trong suốt 11 năm qua và trở thành hoạt động môi trường thường niên được hưởng ứng mạnh mẽ nhất hành tinh.
Theo đó, với nước Anh tập trung vào các hoạt động bảo tồn động vật biển ở vùng Nam Cực, biển Cletics và vùng biển tiếp giáp với Scotland. Các loài động vật quý hiếm như chim cánh cụt hoàng đế, hải âu lớn, mực khổng lồ, hải cẩu... ở các vùng biển này được bảo vệ nghiêm ngặt và đảm bảo chúng được sống trong môi trường tự nhiên hoang dã. Hoạt động khác để hưởng ứng Giờ Trái đất là giảm lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân bằng cách đầu tư vào các năng lượng có thể tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời
Với nước Singapore, hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2017, Singapore tập trung vào hoạt động gây quỹ để trồng cây, tạo nên những khu vườn mới cho đất nước này. Ngoài ra, Singapore còn liên kết với Malaysia bảo vệ tài nguyên rừng ở khu vực biên giới hai nước, ngăn chặn các hành động chặt phá rừng trái phép và tai nạn cháy rừng bằng cách yêu cầu người dân ký cam kết bảo vệ rừng
Trong khi đó tại Australia, các hoạt động bảo vệ môi trường chú trọng vào việc bảo tồn các loại động vật hoang dã, cụ thể là loài vẹt mào đen vùng Carnaby chỉ có ở phía Đông Nam nước này; loài chuột túi, hổ và rạn san hô. Người dân được vận động ký cam kết bảo vệ môi trường biển, không đánh bắt ở rạn san hô, không thải chất thải nông nghiệp vào biển và tăng cường các hoạt động tuần tra, vệ sinh vùng biển
Còn tại Mỹ, những người yêu môi trường chú trọng vào các hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió. Bên cạnh đó, quốc gia này còn triển khai dự án “giảm khí thải CO2” với việc mở rộng diện tích rừng, khuyến khích người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng hoặc đi bộ và thêm nhiều bộ luật để bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu và nạn phá rừng
Phúc Anh