“Hướng dẫn sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo” là chương trình tập huấn chuyên môn do nhãn hiệu Colokit của Tập đoàn Thiên Long phối hợp cùng ngành giáo dục thực hiện. Bước sang năm thứ 2, chương trình đã tạo được hiệu ứng tốt khi chia sẻ cho giáo viên mầm non (GVMN) nhiều kỹ năng mới, giúp trẻ phát triển tư duy hình ảnh và óc sáng tạo. Giảng viên chính là Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan, một chuyên gia uy tín và nhiều tâm huyết trong ngành giáo dục mầm non.
Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan: “Các sản phẩm tạo hình Colokit của Tập đoàn Thiên Long hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu dạy và học sáng tạo với tính năng an toàn cao cho trẻ. Thiết kế sản phẩm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhỏ, không độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tại 20 buổi tập huấn “Hướng dẫn sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo” cho hơn 3.300 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, đại diện cho các trường học của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, cô Liên Hoan đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm dạy trẻ phát huy sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
Theo cô Liên Hoan, hoạt động tạo hình là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình giáo dục mầm non, thông qua đó phát triển toàn diện các giác quan, khả năng cảm thụ, óc sáng tạo và tư duy hình ảnh cho trẻ. Ngoài ra, sản phẩm tạo hình của trẻ có thể sử dụng như một học cụ dạy học cho các môn học khác. Tóm lại, hoạt động tạo hình là hoạt động giáo dục tích hợp, nhằm phát triển nhiều kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Óc sáng tạo cần được hình thành và nuôi dưỡng từ nhỏ. Vì vậy, GVMN và cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển năng lực này. Có ba điều lưu ý khi dạy trẻ sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo:
Thứ nhất, GV, phụ huynh hãy cùng trẻ quan sát mọi sự vật, hiện tượng xung quanh để tạo cảm xúc; hướng dẫn và gợi ý cho trẻ sử dụng các đồ vật cũ để tạo ra ý tưởng mới.
Thứ hai, đừng ngại trẻ lấm bẩn. Hãy cùng chơi đùa với trẻ theo cách vui vẻ thoải mái nhất để ý tưởng sáng tạo đến một cách tự nhiên.
Thứ ba, hãy dùng các nguyên vật liệu tạo hình có chất lượng và tuyệt đối an toàn với trẻ vì khi chơi, trẻ tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Cô Liên Hoan cũng nhấn mạnh, tạo hình là phương tiện cho trẻ biểu hiện cảm xúc cá nhân, vì vậy giáo viên nên tôn trọng các ý tưởng khác biệt và khuyến khích tất cả trẻ, không nên nhận xét tiêu cực, ngay cả khi trẻ chưa hoàn thành tác phẩm trong một giờ học.
Là chuyên gia về chương trình đổi mới giáo dục mầm non, Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan đánh giá cao chất lượng, tính thẩm mỹ và an toàn của các sản phẩm mỹ thuật, tạo hình thuộc nhãn hiệu Colokit. Theo cô Liên Hoan, chương trình này giúp GVMN, cán bộ quản lý trường mầm non học hỏi, thực hành và chia sẻ các kỹ thuật sử dụng, kết hợp nguyên liệu tạo hình đa dạng. Các sản phẩm Colokit của Tập đoàn Thiên Long hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu dạy và học sáng tạo với tính an toàn cao cho trẻ. Đặc biệt hơn, Colokit có thiết kế sản phẩm chú trọng đặc điểm tâm sinh lý và phương pháp học cho trẻ nhỏ. Hầu hết các giáo viên tham gia chương trình tập huấn đã học hỏi và chia sẻ được nhiều kinh nghiệm bổ ích để ứng dụng vào việc dạy học với hứng thú và đam mê, góp phần truyền cảm hứng và nuôi dưỡng óc sáng tạo cho trẻ.
|
M.T