Hướng ưu tiên của công nghệ sinh học

Cây trồng biến đổi gien có thể tạo ra các đặc tính cây trồng mong muốn với các đặc tính nông học: kháng sâu bệnh, cỏ dại, chống chịu các điều kiện khắc nghiệt: khô hạn, ngập úng, mặn…; cho các đặc tính cho chế biến: hàm lượng dầu, tinh bột, protein cao và các đặc tính cho tiêu dùng: chất lượng dinh dưỡng: giàu Vitamin A, E, protein, giảm các chất không mong muốn: cafein, nicotine, chất gây dị ứng.

Cây trồng biến đổi gien có thể tạo ra các đặc tính cây trồng mong muốn với các đặc tính nông học: kháng sâu bệnh, cỏ dại, chống chịu các điều kiện khắc nghiệt: khô hạn, ngập úng, mặn…; cho các đặc tính cho chế biến: hàm lượng dầu, tinh bột, protein cao và các đặc tính cho tiêu dùng: chất lượng dinh dưỡng: giàu Vitamin A, E, protein, giảm các chất không mong muốn: cafein, nicotine, chất gây dị ứng.

Kỹ sư Vũ Thụy Minh Thư, Trung tâm Thông tin KH-CN TPHCM cho rằng, xu hướng thế giới trong thời gian tới được dự báo bốn loại cây trồng diện tích lớn (bắp, đậu tương, bông và cải dầu), đại diện cho gần 150 triệu ha các loại cây trồng biến đổi gien  phát triển đạt diện tích toàn cầu khoảng 315 triệu ha. Kế tiếp sẽ triển khai gạo công nghệ sinh học, như một cây trồng với khả năng chịu hạn như là một đặc điểm (đầu tiên trong bắp và sau này trong các cây trồng khác). Song song đó các loại cây biến đổi gien thế hệ thứ hai sẽ làm cho năng suất tăng thêm. Đặc điểm chất lượng, chẳng hạn như omega-3, sẽ trở nên phổ biến cung cấp một kết hợp của những đặc điểm phong phú hơn nhiều cho việc triển khai kết hợp với một số lượng ngày càng tăng của các đặc điểm đầu vào.

Theo Tiến sĩ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, việc áp dụng cây trồng biến đổi gien giai đoạn 2011 – 2015 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố: thực hiện kịp thời các hệ thống quản lý thích hợp, trách nhiệm và chi phí, thời gian có hiệu quả; hệ thống chính trị mạnh hỗ trợ; sự liên tục cải thiện cây trồng biến đổi gien sẽ đáp ứng những ưu tiên của các nước công nghiệp và phát triển ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi. Từ năm 2011 - 2015, có khoảng 12 quốc gia sẽ trồng cây biến đổi gien lần đầu tiên, nâng tổng số của các nước trồng cây biến đổi gien lên đến khoảng 40 nước vào năm 2015. 

Còn tại Việt Nam, đến nay Bộ NN-PTNT đã cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế và khảo nghiệm diện rộng cho 3 công ty: Công ty Monsanto Thái Lan Ltd., Văn phòng đại diện tại TPHCM với 3 giống bắp chuyển gien gồm:  MON 89034; NK 603 và MON 89034 x NK 603; Công ty Syngenta Việt Nam với 2 giống bắp chuyển gien BT 11 và GA 21 và Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam với 1 giống bắp chuyển gien TC1507. Hiện đang trong giai đoạn khảo nghiệm diện rộng… 

Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu trong nước có khá nhiều nghiên nghiên cứu về cây trồng chuyển gien, như “Phân lập các gien có giá trị kinh tế của cây trồng nông lâm nghiệp Việt Nam, thiết kế vector, tạo các chủng Agrobacterium phục vụ cho tạo giống cây trồng chuyển gien” của Viện Công nghệ sinh học (Viện KH-CN Việt Nam) do PGS.TS Nông Văn Hải chủ trì đã thu thập được một số tài liệu, mẫu thực vật, vi khuẩn, virus; tách chiết và tinh chế DNA, RNA, tổng hợp cDNA từ các mẫu.

“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gien để tạo giống thông có khả năng chống chịu cao đối với sâu róm” của Viện KH Lâm nghiệp do  TS. Vương Đình Tuấn chủ trì, đã thu được một số họ có năng suất chất lượng nhựa cao, bước đầu tạo được mẫu sạch… Tất cả cho thấy nghiên cứu biến đổi gien đang là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an ninh lương thực.

KIM THANH

Tin cùng chuyên mục