Intel nỗ lực làm phong phú đời sống người dân Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận  là một trong những nước đang phát triển có tốc độ tiếp thu và ứng dụng công nghệ nhanh nhất thế giới. Tuy vậy, phần lớn người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa và hải đảo vẫn chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc và làm chủ công nghệ, một phần do đó mà họ không được trang bị những kỹ năng cần thiết để có được những cơ hội việc làm tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vừa qua, Bộ Thông Tin & Truyền thông và Intel Việt Nam đã phát động sáng kiến “Máy tính cho cuộc sống” với nỗ lực đem những chiếc máy tính giá rẻ cùng kiến thức công nghệ đến cho người dân mọi miền. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Stuart Pann, Phó Chủ tịch Tập đoàn Intel về chiến lược đầu tư cho giáo dục và làm phong phú đời sống người dân bằng công nghệ của Intel thông qua những hoạt động thiết thực tại Việt Nam.
Intel nỗ lực làm phong phú đời sống người dân Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận  là một trong những nước đang phát triển có tốc độ tiếp thu và ứng dụng công nghệ nhanh nhất thế giới. Tuy vậy, phần lớn người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa và hải đảo vẫn chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc và làm chủ công nghệ, một phần do đó mà họ không được trang bị những kỹ năng cần thiết để có được những cơ hội việc làm tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vừa qua, Bộ Thông Tin & Truyền thông và Intel Việt Nam đã phát động sáng kiến “Máy tính cho cuộc sống” với nỗ lực đem những chiếc máy tính giá rẻ cùng kiến thức công nghệ đến cho người dân mọi miền. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Stuart Pann, Phó Chủ tịch Tập đoàn Intel về chiến lược đầu tư cho giáo dục và làm phong phú đời sống người dân bằng công nghệ của Intel thông qua những hoạt động thiết thực tại Việt Nam.

- Intel đã thực hiện cam kết “làm phong phú đời sống người dân bằng công nghệ” ra sao, thưa ông?

-  Ông STUART PANN: Chúng tôi đã từng bước tạo nền tảng công nghệ và thiết kế máy tính cho cộng đồng, làm cơ sở, tiền đề giúp người sử dụng sản phẩm đầu cuối tiếp cận những lãnh vực khác sâu hơn, hiệu quả hơn. Với mong muốn góp phần vào sự nghiệp “trồng người” của Việt Nam, trong những năm qua, Intel Việt Nam kiên trì thực hiện mục tiêu cân bằng năng lực và hiểu biết về công nghệ giữa thành thị và nông thôn. Nhờ những trang bị căn bản và nâng cao về công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, người lao động ngày càng đáp ứng công việc đòi hỏi chuyên môn cao hơn của thị trường nguồn nhân lực.

Ông Stuart Pann trong Lễ tổng kết Hành Trình Xanh phổ cập tin học cộng đồng

Ông Stuart Pann trong Lễ tổng kết Hành Trình Xanh phổ cập tin học cộng đồng

“Máy tính cho cuộc sống” là một sáng kiến mới nhất mà Intel Việt Nam và Bộ TT- TT phát động vào cuối tháng 5-2011 nhằm rút ngắn khoảng cách số, đề cao vai trò ứng dụng của máy tính trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi cá nhân, đảm bảo thành công của mọi doanh nghiệp, hỗ trợ người dân có một cuộc sống trọn vẹn. Tham gia chương trình này còn có các đối tác của Intel, là các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm, các đơn vị tài chính cùng các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước và đa quốc gia, vì họ cũng muốn chung tay hỗ trợ Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng công nghệ.

- Hành trình xanh phổ cập tin học cộng đồng có phải là hoạt động cụ thể của sáng kiến Máy tính cho cuộc sống?

- Hoạt động phổ cập tin học cộng đồng mà chúng tôi đồng hành với Hành trình đi bộ xuyên Việt năm nay là một trong những điểm nhấn của sáng kiến Máy tính cho cuộc sống. Trong các lớp học căn bản về sử dụng máy tính do Intel và các đối tác cùng tình nguyện viên Hành trình xanh mở ra tại 32 điểm dừng chân từ Hà Nội vào TPHCM, trên 24.000 người đã được hướng dẫn sử dụng, thực hành trực tiếp các kỹ năng sử dụng máy tính, kèm tài liệu huấn luyện về cách sử dụng máy tính và Internet an toàn.

Song hành với việc phổ cập tin học này, Intel còn hình thành “Quỹ máy tính cho em” để cùng các đối tác trang bị máy tính cho học sinh, sinh viên và phòng máy cho các trường học khó khăn. Đến nay, chúng tôi đã tặng gần 100 laptop của Acer và Dell cho học sinh và 5 phòng máy cho các trường học ở vùng sâu vùng xa.

- Người dân đã được hưởng lợi gì từ những sáng kiến, giải pháp công nghệ có tính định hướng thị trường của Intel?

- Có thể kể đến một trong những giải pháp chúng tôi đưa ra là máy tính dành riêng cho giáo dục (Classmate PC) có kết nối mạng, giá rẻ, phù hợp với nội lực của ngành giáo dục các nước đang phát triển. Với sự phát triển của dòng vi xử lý Intel tốc độ cao, thân thiện môi trường, giá rẻ, sản phẩm netbook cũng trở nên vừa túi tiền của phần lớn người tiêu dùng. Khi việc sắm một máy tính cá nhân trở nên dễ dàng, người dân có thể tận dụng tối đa những thành quả công nghệ để đạt chất lượng cao trong công việc và cuộc sống. Máy tính không chỉ dùng giải quyết những tác vụ mà còn là phương tiện giáo dục hữu hiệu cho con em thông qua những nội dung số đang ngày càng thiết thực, bổ ích.

- Intel sẽ tiếp tục các nỗ lực đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam?

- Bên cạnh việc hỗ trợ ngành giáo dục Việt Nam đào tạo nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy cho hơn 88.000 giáo viên, và công tác này vẫn tiếp tục được thực hiện, chúng tôi rất chú trọng đến học sinh, sinh viên - lực lượng sử dụng sản phẩm đầu cuối quan trọng đối với bất kỳ nhà sản xuất nào. Dù sao, với chỉ 14% dân số sở hữu máy tính, việc đầu tư trang bị máy tính cho cuộc sống cần được duy trì và mở rộng.

-  Xin cảm ơn ông.

THỦY TIÊN (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục