Khuyến khích doanh nghiệp phát triển xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với xu thế xuất khẩu mặt hàng chủ lực ra nước ngoài, thương hiệu DN xanh không chỉ mang tới lợi thế nhằm cải thiện các mối quan hệ giữa DN với cộng đồng và gia tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư mà còn góp phần quan trọng đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó mà việc khuyến khích và kêu gọi các DN phát triển xanh cần được chú trọng, tạo động lực nhân rộng mô hình này, góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Khuyến khích doanh nghiệp phát triển xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với xu thế xuất khẩu mặt hàng chủ lực ra nước ngoài, thương hiệu DN xanh không chỉ mang tới lợi thế nhằm cải thiện các mối quan hệ giữa DN với cộng đồng và gia tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư mà còn góp phần quan trọng đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó mà việc khuyến khích và kêu gọi các DN phát triển xanh cần được chú trọng, tạo động lực nhân rộng mô hình này, góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững.

Các tình nguyện viên tư vấn cho người dân sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Các tình nguyện viên tư vấn cho người dân sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Nhiều chuyên gia đã nhận định, khó khăn lớn nhất hiện nay khi thực hiện phát triển xanh là phần lớn DN vẫn quan niệm, bảo vệ môi trường là mất đi đáng kể phần lợi nhuận thu được. Đây chính là rào cản và trở ngại lớn nhất để DN tham gia chương trình phát triển xanh một cách sâu rộng. Ngược lại, cũng không thể phủ nhận những khó khăn DN phải đối mặt khi chuyển đổi thành DN xanh. Bản thân DN sẽ phải giải quyết hàng loạt vấn đề như lợi nhuận suy giảm (trước mắt) khi đầu tư vào phát triển xanh; sự cạnh tranh thiếu công bằng với những DN chưa thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. Chi phí để đầu tư xử lý môi trường, đổi mới công nghệ là rất lớn, không phải DN nào cũng thực hiện được. Một rào cản nữa là người tiêu dùng vẫn chưa quan tâm và ưu tiên cho sản phẩm thân thiện với môi trường, cũng một phần bởi các sản phẩm xanh thường có giá cao hơn các sản phẩm thông thường. Việc thực hiện phát triển xanh cũng không dễ khi nước ta chưa có văn bản pháp luật quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của DN đối với vấn đề bảo vệ môi trường cũng như phát triển bền vững. Các công cụ pháp luật để quản lý các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường còn chưa đầy đủ, rõ ràng đơn cử như nhãn sinh thái, phí và thuế môi trường.

Khuyến khích doanh nghiệp phát triển xanh ảnh 2

Chiến dịch Tiêu dùng xanh tại TPHCM ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp và người dân.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam cho biết, thế giới đang phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng từ việc môi trường bị thay đổi. Theo thống kê hiện nay có khoảng 1,6 tỷ người sống trong điều kiện không có điện; 900 triệu người không có phương tiện giao thông và 1,8 triệu người chết/năm trong điều kiện thiếu vệ sinh và nước sạch. Để hạn chế tình trạng này việc khuyến khích các DN phát triển xanh đang là ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Các DN cần phải xây dựng một kế hoạch phát triển bền vững, có những sáng kiến xanh nhằm tiết kiệm năng lượng, hạn chế thải khí thải ra môi trường. Trên thực tế cũng đã có nhiều DN thực hiện tốt giải pháp này, điển hình là công ty Unilever Việt Nam. Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, việc đổi mới mô hình tăng trưởng và tái trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên là nhiệm vụ quan trọng. Cũng theo ông Tú để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Công thương đã và đang triển khai nhiều chương trình, đề án sản xuất sạch hơn trong cộng đồng đến năm 2020, đó là chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025; đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường; kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, bộ còn đang xây dựng các dự thảo chiến lược sử dụng công nghệ sạch đến năm 2020; chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh.

MINH HẢI

Tin cùng chuyên mục