Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII - Dành 10 ngày thảo luận về kinh tế-xã hội

(SGGP). – Hôm nay 22-10, kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII khai mạc tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự kiến, tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 26 ngày. Trong đó, QH sẽ dành khoảng 16 ngày để xem xét, thông qua 9 dự án luật và 2 nghị quyết, cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật khác. QH cũng sẽ dành 10 ngày bàn thảo về các vấn đề kinh tế - xã hội; giám sát tối cao và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.

(SGGP). – Hôm nay 22-10, kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII khai mạc tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự kiến, tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 26 ngày. Trong đó, QH sẽ dành khoảng 16 ngày để xem xét, thông qua 9 dự án luật và 2 nghị quyết, cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật khác. QH cũng sẽ dành 10 ngày bàn thảo về các vấn đề kinh tế - xã hội; giám sát tối cao và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.

Kỳ họp thứ 4 của QH diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đang có những chuyển biến đúng hướng; các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Mặc dù vậy, theo nhận định của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều tồn tại cần tập trung khắc phục.

Theo báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chính phủ vừa gửi tới ĐBQH và sẽ được trình bày tại phiên họp toàn thể của QH hôm nay 22-10, trong năm 2012, hơn 84% số đơn thư khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết. 528 vụ việc tồn đọng cơ bản được xử lý xong. Cụ thể, trong năm 2012 các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp gần 350.000 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; trong đó có 4.772 lượt đoàn đông người (từ 5 người trở lên); tiếp nhận 136.783 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 74,7% tổng số đơn) trong nội dung khiếu nại vẫn là lĩnh vực đất đai.

Trong khi đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nội dung tố cáo là lĩnh vực hành chính (93,9%, tăng 8,9% so với năm 2011), chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi; thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng... 

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục