Lạc quan

Đó là khẳng định của bà Nicola Connolly, Chủ tịch EuroCham, khi đánh giá về tình hình kinh doanh đầu tư của doanh  nghiệp châu Âu (EU) tại Việt Nam.

Đó là khẳng định của bà Nicola Connolly, Chủ tịch EuroCham, khi đánh giá về tình hình kinh doanh đầu tư của doanh  nghiệp châu Âu (EU) tại Việt Nam.

EU hiện đang vươn lên thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, ngang bằng với Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Trong năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - EU đạt 30,9 tỷ USD, tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm lại đây. EU đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam, vươn lên từ vị trí thứ sáu so với năm trước đó.

Theo bà Nicola Connolly, năm 2015, môi trường đầu tư tại Việt Nam khá ổn định và thuận lợi cho doanh nghiệp EU. Nhà đầu tư EU sau một thời gian chịu nhiều ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Lĩnh vực doanh nghiệp EU sẽ  tập trung hợp tác đầu tư với Việt Nam trong thời gian tới là nông nghiệp, chế tạo hàng hóa và du lịch. Nhiều doanh nghiệp EU chia sẻ, nhân công rẻ sẽ không phải là lợi thế để doanh nghiệp EU lựa chọn đầu tư tại Việt Nam. Lợi thế lớn nhất mà Việt Nam đang có chính là nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm. Việt Nam là nước có nông sản xuất khẩu tốp 10 thế giới nhưng phần lớn nông sản của Việt Nam là xuất khẩu thô. Một thuận lợi khác là Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU đã hoàn tất cộng với những điều chỉnh về chính sách của Việt Nam nhằm hỗ trợ, ưu đãi, thu hút nhà đầu tư như hỗ trợ đất, thuế, vốn… Đặc biệt, Bộ Ngoại giao còn hình thành bộ phận chuyên hỗ trợ doanh nghiệp EU kết nối với các địa phương trong trường hợp cần đầu tư, giúp rút ngắn đáng kể thời gian đầu tư tại Việt Nam. Những yếu tố tích cực nhằm thuận lợi hóa môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp EU sẽ giúp Việt Nam đón dòng đầu tư lớn của các doanh nghiệp đến từ các nước Pháp, Luxemburg, Đức.

Hiện số lượng thành viên của EuroCham tăng đáng kể so với đầu năm, từ 780 đã tăng lên hơn 850 thành viên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp EU cũng quan ngại một số vấn đề về môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa được khắc phục. Cụ thể là tình trạng vi phạm và khả năng thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, sự thiếu ổn định kết nối internet toàn cầu và nguồn nhân lực có tay nghề quá ít so với nhu cầu. Khả năng xử lý vi phạm nói chung của các cơ quan thực thi pháp luật yếu, mức xử phạt thấp không đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Ngoài ra, tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ công chức cũng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp EU tại Việt Nam. Cải thiện được vấn đề này, Việt Nam sẽ trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực.

MINH XUÂN

Tin cùng chuyên mục