Lỗ hổng quản lý mạng

Ai cũng thừa nhận công nghệ thông tin giúp con người rút ngắn khoảng cách, giảm hao phí thời gian, công sức đi lại. Còn gì bằng khi ngồi một nơi “click chuột” một cú là có thể đặt mua hàng, giao dịch, thanh toán… Một thế giới mà ngày lẫn đêm đều sôi động. Một thị trường kinh doanh mới đang phát triển mà ai cũng muốn tham gia.

Ai cũng thừa nhận công nghệ thông tin giúp con người rút ngắn khoảng cách, giảm hao phí thời gian, công sức đi lại. Còn gì bằng khi ngồi một nơi “click chuột” một cú là có thể đặt mua hàng, giao dịch, thanh toán… Một thế giới mà ngày lẫn đêm đều sôi động. Một thị trường kinh doanh mới đang phát triển mà ai cũng muốn tham gia.

Thế nhưng thời gian qua, thế giới mạng phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, đa dạng nên đã sinh ra nhiều biến tướng. Lừa đảo trên mạng, bán hàng trốn thuế qua mạng, quảng cáo không đúng sự thật… Nguyên do vẫn là cơ chế chính sách, quy định pháp luật chưa theo kịp tốc độ internet! Pháp luật chỉ mới quy định cơ chế “mở” để nhiều người tham gia internet nhưng chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả.

Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho tham gia mạng là điều đáng mừng. Nhưng nếu thiếu cơ chế quản lý thì sự phát triển dễ bị lệch hướng. Hiện nay, có quá nhiều trang web ra đời, không được kiểm soát chất lượng thông tin, sự thật của thông tin cũng chưa được kiểm chứng đã làm cho người dân hoang mang trước thật - giả lẫn lộn.

Việc kinh doanh, buôn bán trên mạng cũng rất cần được khuyến khích, vì nó phù hợp với xu thế phát triển của đời sống văn minh. Một thị trường kinh doanh mới ra đời, chắc chắn sẽ tham gia đóng góp cho ngân sách, cho nền kinh tế quốc gia. Do vậy, pháp luật phải đi trước một bước, xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đừng đi sau để rồi giải quyết sự vụ, giải quyết hậu quả đã rồi như các vụ lừa đảo trên một số trang web.

Với một thị trường kinh doanh mở, đầy tiềm năng trên mạng mà thiếu cơ chế quản lý thu thuế, tổn thất đối với ngân sách là rất lớn. Tổn thất là ở chỗ hiện nay vẫn chưa một văn bản pháp quy nào quy định các biện pháp giám sát thu thuế các hoạt động kinh doanh trên mạng. Trong khi hoạt động kinh doanh này vô cùng tinh vi. Cụ thể, chỉ để được quyền ưu tiên hiện tên lên trang đầu trong lệnh tìm kiếm mà các mạng xã hội đã thu được phí. Với cơ chế giao dịch tiền mặt, không hóa đơn chứng từ như hiện nay, các cơ quan chức năng càng không thể nào kiểm tra, giám sát. Rồi ngay một nền pháp luật chặt chẽ như Anh quốc mà Facebook có thể trốn thuế được thì ở Việt Nam quy định pháp luật chưa theo kịp quả là một lỗ hổng lớn!

Bên cạnh các quy định đảm bảo trật tự, bảo vệ người dân, bảo đảm thông tin đúng sự thật trong thế giới mạng, rất cần một quy định về quản lý phù hợp để tạo công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh. Bởi buông lỏng quản lý mạng không những gây hậu quả xấu là làm mất niềm tin của dân, thất thu thuế mà còn tạo bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh.

H.NI

Tin cùng chuyên mục