Mặc dù theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020, diện tích rừng phòng hộ trên cả nước phải đạt 5,68 triệu ha (trong đó 93% là rừng phòng hộ đầu nguồn) nhưng trên thực tế tình trạng phá rừng phòng hộ đầu nguồn đang diễn ra nặng nề tại nhiều khu vực như Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
Đây cũng chính là thủ phạm gây ra tình trạng lũ quét và sạt lở, lũ lụt thời gian qua. Theo trình bày của bà Nguyễn Thị Hải Vân, Trưởng phòng Chính sách của Pan Nature, rừng phòng hộ đầu nguồn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích rừng phòng hộ, nhưng khảo sát trong 10 năm (2004 - 2014) đã bị giảm 1,7 triệu ha, trong đó riêng rừng phòng hộ là rừng tự nhiên giảm 1,43 triệu ha. Tần suất lũ và mức độ khốc liệt có một phần từ việc phá hoại, mất rừng đầu nguồn thời gian vừa qua.
Trong khi đó, hiện nay Bộ NN-PTNT còn triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp với đề xuất chuyển đổi khoảng 1,2 triệu ha rừng và đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang khai thác, sản xuất kết hợp phòng hộ. Cũng theo số liệu công bố ngày 7-12 của Pan Nature, hiện vẫn còn 1,288 triệu ha rừng phòng hộ “chưa có chủ”, đang giao cho các UBND xã tạm quản lý và đây cũng là cơ hội rừng đầu nguồn bị xâm hại.
Trong khi đó, hiện nay Bộ NN-PTNT còn triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp với đề xuất chuyển đổi khoảng 1,2 triệu ha rừng và đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang khai thác, sản xuất kết hợp phòng hộ. Cũng theo số liệu công bố ngày 7-12 của Pan Nature, hiện vẫn còn 1,288 triệu ha rừng phòng hộ “chưa có chủ”, đang giao cho các UBND xã tạm quản lý và đây cũng là cơ hội rừng đầu nguồn bị xâm hại.