Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo lương, cấp bậc chuyên viên cao cấp + hệ số giám đốc + hệ số trách nhiệm bí thư đảng ủy xí nghiệp trong 9 năm 6 tháng. Sau đó, cơ quan BHXH chỉ thu BHXH theo lương chuyên viên cao cấp + hệ số trách nhiệm giám đốc. Vì sao không tính hệ số bí thư? Tôi đề nghị tính lại lương hưu theo hệ số chuyên viên cao cấp + hệ số giám đốc + hệ số bí thư được không? (ĐA PHÚC, quận Thủ Đức, TPHCM)
Bà NGUYỄN THỊ THU, Phó Giám đốc BHXH TPHCM: Theo khoản 1, Điều 89 Luật BHXH, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương cơ sở (trước đây gọi là mức lương tối thiểu chung). Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định số 169/QĐ-TW của Ban Bí thư về quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp, thì phụ cấp trách nhiệm không dùng để tính đóng BHXH. Do đó, phụ cấp trách nhiệm bí thư đảng ủy không thuộc khoản làm căn cứ đóng BHXH.
Tôi là thương binh, đi bộ đội 18 năm 7 tháng rồi nghỉ mất sức. Sau đó, tôi đi làm lại, là y sĩ ở Bệnh viện Tam Kỳ (Quảng Nam) và đóng BHXH 14 năm 7 tháng nữa (tức là thời gian này tôi vừa hưởng chế độ mất sức, vừa đóng BHXH). Năm 2002, khi về nghỉ, tôi nhận BHXH một lần 6 triệu đồng cho thời gian 14 năm 7 tháng đó. Hiện nay, trợ cấp mất sức của tôi chỉ có hơn 2 triệu đồng/tháng. Tôi có được chuyển sang lương hưu không? (NGUYỄN THỊ THANH VÂN, quận 4, TPHCM)
- Khoản 2, Điểm C Thông tư số 48 ngày 30-9-1985 của Bộ Thương binh và Xã hội (nay là Bộ LĐTB-XH) quy định, những người sau khi đã giám định lại sức lao động được xác nhận sức khỏe không hồi phục và những người không thuộc diện phải giám định lại, nếu có đủ thời gian công tác tính theo hệ số đủ 30 năm (đối với nam) hoặc đủ 25 năm (đối với nữ) thì được chuyển sang hưởng lương hưu kể từ ngày 1-9-1985. Thời gian công tác tính theo hệ số quy đổi của bà là 23 năm 8 tháng, còn thiếu 1 năm 4 tháng, nên không thuộc đối tượng chuyển sang hưởng lương hưu.
Tôi 54 tuổi, nam giới, đã tham gia BHXH từ tháng 2-1996 đến hết tháng 12-2017 (21 năm). Tôi làm thủ tục hưởng lương hưu được không, căn cứ theo quy định nào? (phanlong03...@ymail.com; điện thoại 0903 808…)
Theo quy định tại khoản 1, Điều 54 Luật BHXH, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; người có HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Nếu ông không làm nghề hoặc công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên... thì không thuộc đối tượng giải quyết hưu trí khi chưa đủ 60 tuổi.
Nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi 60, phải có thêm điều kiện suy giảm khả năng lao động. Từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Hoặc nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nếu ông suy giảm khả năng lao động đạt 61% trở lên thì được hưởng lương hưu. Trường hợp không đi giám định hoặc giám định không đạt thì ông có thể chờ đến khi đủ 60 tuổi thì được hưởng lương hưu. Về thủ tục giám định y khoa, ông liên hệ trực tiếp Hội đồng giám định y khoa TPHCM (số 105 Bùi Hữu Nghĩa, quận 5) để được hướng dẫn. Sau khi giám định đạt, ông nộp hồ sơ hưu trí tại BHXH quận, huyện nơi cư trú.
Bà NGUYỄN THỊ THU, Phó Giám đốc BHXH TPHCM: Theo khoản 1, Điều 89 Luật BHXH, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương cơ sở (trước đây gọi là mức lương tối thiểu chung). Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định số 169/QĐ-TW của Ban Bí thư về quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp, thì phụ cấp trách nhiệm không dùng để tính đóng BHXH. Do đó, phụ cấp trách nhiệm bí thư đảng ủy không thuộc khoản làm căn cứ đóng BHXH.
Tôi là thương binh, đi bộ đội 18 năm 7 tháng rồi nghỉ mất sức. Sau đó, tôi đi làm lại, là y sĩ ở Bệnh viện Tam Kỳ (Quảng Nam) và đóng BHXH 14 năm 7 tháng nữa (tức là thời gian này tôi vừa hưởng chế độ mất sức, vừa đóng BHXH). Năm 2002, khi về nghỉ, tôi nhận BHXH một lần 6 triệu đồng cho thời gian 14 năm 7 tháng đó. Hiện nay, trợ cấp mất sức của tôi chỉ có hơn 2 triệu đồng/tháng. Tôi có được chuyển sang lương hưu không? (NGUYỄN THỊ THANH VÂN, quận 4, TPHCM)
- Khoản 2, Điểm C Thông tư số 48 ngày 30-9-1985 của Bộ Thương binh và Xã hội (nay là Bộ LĐTB-XH) quy định, những người sau khi đã giám định lại sức lao động được xác nhận sức khỏe không hồi phục và những người không thuộc diện phải giám định lại, nếu có đủ thời gian công tác tính theo hệ số đủ 30 năm (đối với nam) hoặc đủ 25 năm (đối với nữ) thì được chuyển sang hưởng lương hưu kể từ ngày 1-9-1985. Thời gian công tác tính theo hệ số quy đổi của bà là 23 năm 8 tháng, còn thiếu 1 năm 4 tháng, nên không thuộc đối tượng chuyển sang hưởng lương hưu.
Tôi 54 tuổi, nam giới, đã tham gia BHXH từ tháng 2-1996 đến hết tháng 12-2017 (21 năm). Tôi làm thủ tục hưởng lương hưu được không, căn cứ theo quy định nào? (phanlong03...@ymail.com; điện thoại 0903 808…)
Theo quy định tại khoản 1, Điều 54 Luật BHXH, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; người có HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Nếu ông không làm nghề hoặc công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên... thì không thuộc đối tượng giải quyết hưu trí khi chưa đủ 60 tuổi.
Nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi 60, phải có thêm điều kiện suy giảm khả năng lao động. Từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Hoặc nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nếu ông suy giảm khả năng lao động đạt 61% trở lên thì được hưởng lương hưu. Trường hợp không đi giám định hoặc giám định không đạt thì ông có thể chờ đến khi đủ 60 tuổi thì được hưởng lương hưu. Về thủ tục giám định y khoa, ông liên hệ trực tiếp Hội đồng giám định y khoa TPHCM (số 105 Bùi Hữu Nghĩa, quận 5) để được hướng dẫn. Sau khi giám định đạt, ông nộp hồ sơ hưu trí tại BHXH quận, huyện nơi cư trú.