"Made in Japan": biểu tượng của chất lượng

Nhắc đến hàng hóa Nhật Bản hay những sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in Japan”, trong tâm thức người tiêu dùng trên thế giới đều ghi nhận chất lượng rất cao của chúng. Đóng góp cho việc mang lại tên tuổi, chất lượng và thương hiệu Nhật Bản đó, không thể không kể đến vai trò quan trọng của tập đoàn Sony.
"Made in Japan": biểu tượng của chất lượng

Nhắc đến hàng hóa Nhật Bản hay những sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in Japan”, trong tâm thức người tiêu dùng trên thế giới đều ghi nhận chất lượng rất cao của chúng. Đóng góp cho việc mang lại tên tuổi, chất lượng và thương hiệu Nhật Bản đó, không thể không kể đến vai trò quan trọng của tập đoàn Sony.

"Made in Japan": biểu tượng của chất lượng ảnh 1
Thị trường Tivi ở Tokyo chỉ có các dòng sản phẩm LCD, Plama, không còn tivi đèn hình như ở Việt Nam. Ảnh: S.Nâu.

Không chỉ tại thị trường các nước châu Á hay Việt Nam mà ngay cả thị trường các nước tiên tiến như châu Âu và Mỹ… thì hàng hóa có mác “Made in Japan” luôn chiếm được cảm tình và sự tin tưởng gần như là tuyệt đối của người tiêu dùng trong vấn đề chất lượng.

Từ các mặt hàng công nghiệp nặng như ô tô, cho đến các mặt hàng điện tử hay các loại hàng mỹ phẩm… cứ nói đến “Made in Japan” là người tiêu dùng nghĩ ngay đến biểu tượng chất lượng của các thương hiệu hàng  đầu thế giới như: Toyota, Honda, Sony, Shiseido… Những ngày ở Nhật chúng tôi đã có dịp tìm hiểu nhiều hơn về phong cách kinh doanh của người Nhật Bản. Với họ, chỉ có những sản phẩm chất lượng mới đem lại thành công vững bền trong kinh doanh.

Trong cuốn Made in Japan, ông Akino Norita-nguyên Chủ tịch của tập đoàn Sony mô tả rằng:  Sony không phải được xây dựng chỉ trong một sớm một chiều mà cần rất nhiều thời gian, rất nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn, quyết tâm và những hy sinh, chịu đựng. Khi giới thiệu về máy nghe nhạc Walkman, Morita từng nói: “Theo tôi, việc nghiên cứu thị trường dù chi tiết đến đâu cũng chưa thể khẳng định được sự thành công của một sản phẩm”. Mà ông tin rằng nếu sản phẩm đó có chất lượng và đồng thời có chiến lược phát triển hợp lý, khi đó ta mới thực sự thành công.

Có thể nói, khởi nghiệp trên hoang tàn của thủ đô Tokyo sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai thành viên sáng lập – ông Masaru Ibuka, một kỹ sư điện tử, và ông Akio Morita, nhà vật lý học – đã kiên trì khởi xướng một cam kết chất lượng và một tinh thần cải tiến, sáng tạo không ngừng.  Tháng 5-1954, Sony đã tạo ra transistor đầu tiên của Nhật và máy radio dùng transistor đầu tiên trên thế giới làm bao hãng điện tử khác chao đảo.

Rồi sự xuất hiện những chiếc máy nghe nhạc Walkman, TV Wega, máy chụp hình Cybershot, quay phim HandyCam đã đưa tên tuổi Sony lên hàng đỉnh tại những thị trường như Bắc Mỹ, Châu Âu mà trước đây đã từng ngạo nghễ “chú lùn Nhật”.  Không chỉ thành công trong lĩnh vực điện tử, Sony còn tấn công vào thị trường giải trí Mỹ - vốn được xem là “bất khả xâm phạm”. Năm 1988, Sony mua lại tập đoàn CBS Records Inc để thành lập nên Sony Music Entertainment và năm 1989 tiếp tục mua lại Columbia Pictures thành lập nên Sony Picture Entertainment. Hiện nay, Sony là công ty âm nhạc lớn thứ 2 trên thế giới, công ty hàng đầu về sản xuất TV, phim ảnh... Giờ đây, khách hàng có thể nghe nhạc do chính Sony sản xuất, xem phim do chính Sony sản xuất – ngay chính trên những thiết bị điện tử Sony.

*Mời đọc tiếp bài 4: “CÔNG NGHỆ GIẢI TRÍ MỚI CỦA SONY”  ra thứ 6 ngày 11-1-2008.

Nguyễn Thu Tuyết

“60 năm trước, một nhóm người tụ tập quanh tòa nhà bách hóa tổng hợp bị cháy đen tại một khu buôn bán kinh doanh đã bị chiến tranh tàn phá ở Tokyo. Mục đích của họ là dựng nên một công ty mới, nhưng mục tiêu lớn hơn là phát triển các công nghệ góp phần khôi phục lại nền kinh tế Nhật Bản. Một trong số họ là Akio Morita, kỹ sư trẻ nhất khi đó mới 25 tuổi. Sau này, Sony trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia quyền lực nhất thế giới  và Akio Morita đã trở thành chủ tịch của tập đoàn. Từ những chiếc máy ghi âm sơ khai đầu tiên đến cuộc cách mạng về máy nghe nhạc đĩa compact ngày nay, Sony là câu chuyện thành công thần kỳ khởi nguồn từ chính sách đảm bảo chất lượng tuyệt đối của Morita. Ông cũng nhận thấy rằng phải tìm kiếm thị trường mới thông qua các sản phẩm chưa từng có. Khi giới thiệu về máy nghe nhạc Walkman, Morita từng nói: “Theo tôi việc nghiên cứu thị trường dù chi tiết đến đâu cũng chưa thể khẳng định được thành công của một sản phẩm”, và ông tin rằng, nếu sản phẩm đó có chất lượng và đồng thời có chiến lược phát triển hơp lý, khi đó ta mới thực sự thành công.”

(Trích lời giới thiệu tác phẩm “Made in Japan” của Công ty Sách Alpha và Nhà Xuất  bản Trí thức)

Tin cùng chuyên mục