“Mặn mà” đầu tư phát triển nguồn, “chê” mạng cấp nước

Trong 2 năm 2014 và 2015, TPHCM đưa vào vận hành thêm 2 nhà máy nước với công suất phát nước của mỗi nhà máy đạt 300.000m3/ngày, nâng tổng công suất cấp nước do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý và mua sỉ lên 2.250.000m3/ngày. Theo ông Trần Đình Phú, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, có một thực tế là nhà đầu tư “nhiệt tình” với phát triển nguồn nhưng lại “chê” đầu tư.
“Mặn mà” đầu tư phát triển nguồn, “chê” mạng cấp nước

Vì mục tiêu nước sạch cho cộng đồng - Bảo vệ nguồn nước để bảo vệ sự sống - Tiết kiệm nước để mọi người đều được dùng nước

Trong 2 năm 2014 và 2015, TPHCM đưa vào vận hành thêm 2 nhà máy nước với công suất phát nước của mỗi nhà máy đạt 300.000m3/ngày, nâng tổng công suất cấp nước do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý và mua sỉ lên 2.250.000m3/ngày. Theo ông Trần Đình Phú, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, có một thực tế là nhà đầu tư “nhiệt tình” với phát triển nguồn nhưng lại “chê” đầu tư.

“Mặn mà” đầu tư phát triển nguồn, “chê” mạng cấp nước ảnh 1

Ông Trần Đình Phú – TGĐ Sawaco phát biểu tại Hội nghị kế hoạch đầu tư cung cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh.

Cả 2 nhà máy nước nói trên đều thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Đó là, Nhà máy nước Thủ Đức 3 do Công ty CP Đầu tư Kinh doanh và nước sạch Sài Gòn đầu tư, dự kiến cuối năm 2014 hoàn thành và Nhà máy nước Tân Hiệp 2 do Công ty CP Đầu tư nước Tân Hiệp thực hiện với vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2015. Tổng Công ty sẽ mua sỉ nước của 2 nhà máy trên để hòa vào mạng lưới cấp nước chung cho TPHCM. “Về cơ bản, TPHCM đã đủ nguồn nước cấp cho thành phố trong năm 2014, 2015 theo quy hoạch”, ông Trần Đình Phú thông tin.

Tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp khá “nhiệt tình” với đầu tư nguồn nhưng lại “chê” đầu tư mạng. Phân tích thực tế này, ông Phú cho biết, khoảng 1.200 tỷ đồng, doanh nghiệp có thể đầu tư được 1 nhà máy nước. Quan trọng hơn, việc đầu tư này nhanh, gọn và tập trung nên nhà đầu tư dễ thu hồi vốn. So với đầu tư mạng cấp nước thì công tác tổ chức thi công trong điều kiện khó khăn hơn do phải triển khai trong các khu đô thị nên thường ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Như vậy cũng gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Để tiếp nhận và tiêu thụ hết công suất phát nước của 2 nhà máy trên, theo tính toán của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, cần đầu tư và lắp đặt gần 94 km đường ống cấp 1, 2 (phi 300-1.800) với tổng vốn hơn 2.300 tỷ đồng và khoảng 1.000km đường ống cấp 3 (phi 100-300) với tổng vốn trên 2.200 tỷ đồng. Trong khi đó, đối với vốn đầu tư mạng cấp 1, 2, trong năm 2014 Tổng Công ty chỉ mới cân đối kế hoạch được hơn 220 tỷ đồng, còn thiếu hơn 2.000 tỷ đồng.

Tìm lời giải cho bài toán khó này, trước mắt trong năm 2014, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn kiến nghị HĐND TP chấp thuận chủ trương ngân sách cấp vốn đầu tư phát triển mạng lưới đường ống cấp 1 (hơn 1.500 tỷ đồng) và đầu tư phát triển mạng cấp 3 tại các xã nông thôn mới (hơn 168 tỷ đồng); ngân sách cho vay không lãi đầu tư phát triển mạng lưới đường ống cấp 2 (gần 90 tỷ đồng). Riêng phát triển mạng cấp 3, Tổng Công ty tự ứng vốn. “Về lâu dài, chủ trương của Tổng Công ty là doanh nghiệp nào muốn đầu tư nguồn thì phải đầu tư luôn mạng”, ông Phú nói. 

 ĐINH GIA ANH


Trên 13 tỷ đồng cải thiện chất lượng nước cho 336 hộ dân nông thôn

Kế hoạch năm 2014, Sawaco sẽ đầu tư cải thiện chất lượng nước của 336 hộ dân nông thôn, từ sử dụng nước không hợp vệ sinh lên nước hợp vệ sinh với giải pháp: mở rộng hệ thống cấp nước để cung cấp nước máy cho 172 hộ tại xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân với tổng vốn đầu tư hơn 7,5 tỷ đồng; xây dựng các hồ chứa nước kết hợp bể lọc gồm 164 hồ chứa nước loại 4m3/hồ với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ đồng để phục vụ cấp nước hợp vệ sinh cho 164 hộ. 

“Mặn mà” đầu tư phát triển nguồn, “chê” mạng cấp nước ảnh 3

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn làm việc với Công ty Cấp nước Nakorsawan (Thái Lan).

Đồng thời, để đạt chỉ tiêu 100% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2014, Sawaco tiếp tục vận động người dân chuyển đổi sử dụng nguồn nước giếng khoan sang sử dụng nguồn nước máy; tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước hợp vệ sinh và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, thực hiện công tác điều tra cập nhật thông tin bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2014. Tổng kinh phí thực hiện chương trình này khoảng 3 tỷ đồng.

Triển khai chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trong năm 2013 Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã phối hợp với các địa phương vận động, tuyên truyền người dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,98%.

 P.M


Gần 6% đồng hồ nước không sử dụng nước

Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, đến nay vẫn còn một số lượng khá lớn đồng hồ nước không sử dụng nước (0m3) hoặc sử dụng ít (từ 1m3 đến 4m3. Cụ thể, số đồng hồ nước 0m3 là 55.457 cái/959.560 cái, chiếm tỷ lệ 5,78%; số đồng hồ nước từ 1m3 đến 4m3 là 93.784 cái/959.560 cái, chiếm tỷ lệ 9,77%.  

Sở Tài nguyên – Môi trường là đơn vị được UBND TP giao nhiệm vụ quản lý việc khai thác nước ngầm trên địa bàn TP. Hàng năm, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn tiến hành rà soát tình hình cấp nước tại những khu vực chưa hạn chế khai thác nước ngầm để thông báo bổ sung các vùng (phường, xã) đã được cung cấp nước sạch, đủ áp lực để có thể hạn chế khai thác nước ngầm. Sau thời gian phối hợp thực hiện công tác trên với Sở Tài nguyên – Môi trường, đến tháng 12-2013, toàn TP đã có 235/322 phường, xã thuộc 21/24 quận huyện (trừ huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi) có thể hạn chế hoặc cấm khai thác nước ngầm.

Trước tình hình này, Sawaco cho biết sẽ kiến nghị UBND TP chủ trì làm việc với các KCN-KCX, trung tâm thương mại… đang sử dụng 2 nguồn nước để nhắc nhở, chấn chỉnh. Đối với các hộ dân sử dụng nước giếng khoan gia đình, kiến nghị TP chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện việc lấp giếng và hỗ trợ chi phí lấp giếng. MTTQ cùng các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế khai thác sử dụng nước ngầm và ngăn chặn các hành vi sử dụng nước bất hợp pháp.    

 P.V.A


Kiến nghị “mạnh tay” xử lý gian lận nước

Theo ông Bạch Vũ Hải, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, thời gian qua việc xử lý các hành vi vi phạm sử dụng nước chủ yếu bằng hình thức yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng thương mại giữa đơn vị cấp nước và khách hàng mang tính thương lượng hoặc chế tài bằng hình thức ngưng cung cấp nước. Tuy nhiên, đối với những khách hàng vi phạm có quy mô lớn, có tổ chức thì việc áp dụng các hình thức nêu trên không có tác dụng. Do vậy, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn kiến nghị TPHCM điều chỉnh, sửa đổi Quyết định số 20 năm 2007 của UBND TP ban hành quy định về cung cấp, xử lý nước và bảo vệ công trình cấp nước. Cụ thể, TP cần có quy định cụ thể về phân công trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành thành phố trong việc phối hợp với Tổng Công ty bảo vệ công trình cấp nước và xử lý vi phạm sử dụng nước theo quy định.    

 M.A

Tin cùng chuyên mục