Một nửa sự thật

“Tiểu quốc” Iceland vừa có trận đấu đầu tiên tại một giải đấu lớn, họ cũng có được điểm số đầu tiên với bàn thắng đầu tiên đến từ... cú sút trúng đích đầu tiên trong tổng số 4 cú sút đều... đi húng hướng khung thành, một xác suất tuyệt đối lần đầu tiên tái hiện kể từ sau Hy Lạp 2004.

“Tiểu quốc” Iceland vừa có trận đấu đầu tiên tại một giải đấu lớn, họ cũng có được điểm số đầu tiên với bàn thắng đầu tiên đến từ... cú sút trúng đích đầu tiên trong tổng số 4 cú sút đều... đi húng hướng khung thành, một xác suất tuyệt đối lần đầu tiên tái hiện kể từ sau Hy Lạp 2004.

Đấy là nửa sự thật đằng sau thành công của bóng đá Iceland mà chúng ta có thể không được biết. Phần nửa sự thật kia toàn những điều... mộng mơ bởi Iceland là hình mẫu cho các nền bóng đá trung bình yếu lấy đó mà đặt ra những ước mơ cho mình. Kiểu như bóng đá Việt Nam, hẳn cũng sẽ có niềm tin nếu Iceland làm được thì chúng ta cũng làm được.

Tăng cường khoa học cho bóng đá, thiết lập hệ thống chuyên nghiệp, thuê HLV xịn... và chỉ cần có tình yêu bóng đá, có lực lượng người hâm mộ đông đảo thì mọi thứ sẽ thành hiện thực. Nghe thì đơn giản, nhưng sự thật không phải như vậy.

Đất nước Iceland băng giá bao phủ, thời tiết lạnh lẽo thì làm sao chơi bóng đá. Trẻ em chỉ có thể đá bóng trên đường, giữa các khu phố nhỏ với thời tiết ấm hơn. Từ năm 2000, những “ngôi nhà bóng đá” xuất hiện. Đó là các sân cỏ đặt trong nhà kính có hệ thống sưởi ấm giúp cầu thủ có thể tập luyện thường xuyên. Mà để có những “ngôi nhà bóng đá” ấy đương nhiên là phải có nhiều tiền. Rất may, trước khi khủng khoảng tài chính 2008 nổ ra, các ngân hàng ở Iceland vung tay cho vay, nhờ vậy mà đến nay ở thủ đô Reykjavik có được 6-7 nơi như thế.

Tiền xong, đến lượt con người, mà phải là con người ở khâu đào tạo. Hiện Iceland có tỷ lệ HLV đạt bằng cấp do UEFA công nhận rất cao: Cứ 500 dân thì có 1 HLV. Các HLV này thường có nghề tay phải rất ổn định nhưng được chính phủ hỗ trợ đi học.

Và cuối cùng, điều ai cũng biết, đó là tìm ra một người có đủ trình độ, kinh nghiệm, tâm huyết để đứng đầu đội tuyển quốc gia và Iceland đã mời Lagerback. Chiến lược gia người Thụy Điển đề nghị phải cùng làm việc với HLV nội địa và thế là Iceland có 2 HLV cùng làm 1 công việc. Họ cùng thống nhất với nhau về cách làm và việc quan trọng nhất mà họ thực hiện đó là yêu cầu mọi cầu thủ tin tưởng vào hệ thống mà họ đã xây dựng.

Tóm lại, cái nửa sự thật kia mới quan trọng. Để có một câu chuyện hấp dẫn như Iceland, thì luôn cần có tiền, cần thời gian, cần con người và đặt biệt là tâm huyết của những người lãnh đạo nền bóng đá. Không có cùng lúc 4 yếu tố đó thì chuyện học hỏi Iceland chỉ là một nửa sự thật “nghe cho vui” mà thôi.

Thử hỏi, bóng đá Việt Nam hiện đã có được yếu tố nào trong 4 yếu tố nói trên chưa?

VIỆT LONG

Tin cùng chuyên mục