Do vậy, việc thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi) là đòi hỏi rất cấp bách và cần thiết, trong đó, có việc quy định các hình thức tố cáo. Trong điều kiện thông tin phát triển mạnh, mạng xã hội bùng nổ, Luật Tố cáo liên quan trực tiếp đến việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vụ việc tham nhũng.
Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) đã được Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp. Tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vẫn đang tiếp tục tranh luận, chưa thể thống nhất về hình thức tố cáo. Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, qua thảo luận tại kỳ họp thứ 4, có 2 loại ý kiến về hình thức tố cáo. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại. Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục quy định 2 hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Kết quả phiếu lấy ý kiến cho thấy cả 2 loại ý kiến trên đều chưa được quá 50% tổng số ĐBQH đồng ý. Do đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị ĐBQH tiếp tục thảo luận, góp thêm ý kiến. Và thực tế, buổi thảo luận mới đây của các ĐBQH vẫn tranh luận hết sức sôi nổi về hình thức tiếp nhận, giải quyết thông tin tố cáo, phản ánh tiêu cực.
Đành rằng, nếu bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại có thể dễ xảy ra tình trạng tố cáo nặc danh, khó xác định được người tố cáo là ai, gây khó khăn, quá tải cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét giải quyết và việc xác minh trách nhiệm của những người tố cáo sai sự thật. Việc tố cáo nặc danh, sai sự thật, vu khống, bôi nhọ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, quyền lợi người bị tố cáo những nội dung tố cáo sai sự thật. Việc mở rộng các hình thức tố cáo cũng cần các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật để xác minh kết luận đối với đơn tố cáo. Tuy nhiên, trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội email, bản fax, điện thoại để tố cáo, phản ánh, cung cấp thông tin những hành vi vi phạm pháp luật lại rất thuận tiện cho người dân. Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và sự bảo đảm để người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình, góp phần vào việc đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Dĩ nhiên, khi mở rộng các hình thức tố cáo, chúng ta cũng phải có biện pháp ngăn ngừa lợi dụng quyền tố cáo để gây rối, hay gây khó khăn, phức tạp cho cơ quan quản lý nhà nước. Bởi thực tế giải quyết khiếu nại tố cáo ở nhiều địa phương cho thấy hiện có tới gần 60% là đơn tố cáo sai; 28,3% là tố cáo có đúng, có sai. Khi mở rộng thêm các hình thức tố cáo theo phương thức công nghệ số sẽ tạo nhiều áp lực hơn cho cơ quan chức năng trong việc xác minh xử lý. Tuy nhiên, không thể vì sợ có thêm khó khăn, quá tải cho cơ quan nhà nước mà chúng ta đứng ngoài dòng chảy của thực tiễn cuộc sống. Như ý kiến ĐBQH đã nhận xét: “Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, nếu không dùng điện thoại thông minh có nghĩa đã quay lại thời kỳ 0.4”. Hiện phương thức chuyển tải thông tin qua fax, thư điện tử, đặc biệt điện thoại đã trở nên phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội và trong quản lý nhà nước. Đây là những phương thức chuyển tải thông tin rất ưu việt, giúp tiết kiệm về thời gian, công sức của người chuyển tải và tiếp nhận thông tin. Đặc biệt, phản ánh, tố cáo qua môi trường số cũng khiến người tố cáo yên tâm hơn vì không lo bị “trù dập, trả đũa”.
Quyền tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định, nhưng trong mọi trường hợp người tố cáo đều phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình. Pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo, nhưng cần thiết phải có các biện pháp để hạn chế, ngăn chặn việc lợi dụng quyền tố cáo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dù lo rằng tố cáo qua điện thoại, bản fax, hộp thư điện tử có thể gây tố cáo “ảo”, nhưng bản chất của việc tiếp cận giải quyết thông tin tố cáo, phản ánh tiêu cực là với những nội dung rất rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật, có cơ sở để thẩm tra, xác minh, cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền. Hoặc khi tiếp nhận thông tin phản ánh tiêu cực tin cậy, có cơ sở, cơ quan tiếp nhận tố cáo phải chuyển đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, sẽ phải có một quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo qua mạng thông tin điện tử hoặc trên môi trường số. Khi đã có quy trình cụ thể, chúng ta sẽ không lo khó khăn, quá tải khi tiếp nhận thông tin phản ánh tiêu cực trên môi trường số.
Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) đã được Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp. Tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vẫn đang tiếp tục tranh luận, chưa thể thống nhất về hình thức tố cáo. Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, qua thảo luận tại kỳ họp thứ 4, có 2 loại ý kiến về hình thức tố cáo. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại. Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục quy định 2 hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Kết quả phiếu lấy ý kiến cho thấy cả 2 loại ý kiến trên đều chưa được quá 50% tổng số ĐBQH đồng ý. Do đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị ĐBQH tiếp tục thảo luận, góp thêm ý kiến. Và thực tế, buổi thảo luận mới đây của các ĐBQH vẫn tranh luận hết sức sôi nổi về hình thức tiếp nhận, giải quyết thông tin tố cáo, phản ánh tiêu cực.
Đành rằng, nếu bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại có thể dễ xảy ra tình trạng tố cáo nặc danh, khó xác định được người tố cáo là ai, gây khó khăn, quá tải cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét giải quyết và việc xác minh trách nhiệm của những người tố cáo sai sự thật. Việc tố cáo nặc danh, sai sự thật, vu khống, bôi nhọ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, quyền lợi người bị tố cáo những nội dung tố cáo sai sự thật. Việc mở rộng các hình thức tố cáo cũng cần các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật để xác minh kết luận đối với đơn tố cáo. Tuy nhiên, trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội email, bản fax, điện thoại để tố cáo, phản ánh, cung cấp thông tin những hành vi vi phạm pháp luật lại rất thuận tiện cho người dân. Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và sự bảo đảm để người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình, góp phần vào việc đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Dĩ nhiên, khi mở rộng các hình thức tố cáo, chúng ta cũng phải có biện pháp ngăn ngừa lợi dụng quyền tố cáo để gây rối, hay gây khó khăn, phức tạp cho cơ quan quản lý nhà nước. Bởi thực tế giải quyết khiếu nại tố cáo ở nhiều địa phương cho thấy hiện có tới gần 60% là đơn tố cáo sai; 28,3% là tố cáo có đúng, có sai. Khi mở rộng thêm các hình thức tố cáo theo phương thức công nghệ số sẽ tạo nhiều áp lực hơn cho cơ quan chức năng trong việc xác minh xử lý. Tuy nhiên, không thể vì sợ có thêm khó khăn, quá tải cho cơ quan nhà nước mà chúng ta đứng ngoài dòng chảy của thực tiễn cuộc sống. Như ý kiến ĐBQH đã nhận xét: “Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, nếu không dùng điện thoại thông minh có nghĩa đã quay lại thời kỳ 0.4”. Hiện phương thức chuyển tải thông tin qua fax, thư điện tử, đặc biệt điện thoại đã trở nên phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội và trong quản lý nhà nước. Đây là những phương thức chuyển tải thông tin rất ưu việt, giúp tiết kiệm về thời gian, công sức của người chuyển tải và tiếp nhận thông tin. Đặc biệt, phản ánh, tố cáo qua môi trường số cũng khiến người tố cáo yên tâm hơn vì không lo bị “trù dập, trả đũa”.
Quyền tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định, nhưng trong mọi trường hợp người tố cáo đều phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình. Pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo, nhưng cần thiết phải có các biện pháp để hạn chế, ngăn chặn việc lợi dụng quyền tố cáo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dù lo rằng tố cáo qua điện thoại, bản fax, hộp thư điện tử có thể gây tố cáo “ảo”, nhưng bản chất của việc tiếp cận giải quyết thông tin tố cáo, phản ánh tiêu cực là với những nội dung rất rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật, có cơ sở để thẩm tra, xác minh, cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền. Hoặc khi tiếp nhận thông tin phản ánh tiêu cực tin cậy, có cơ sở, cơ quan tiếp nhận tố cáo phải chuyển đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, sẽ phải có một quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo qua mạng thông tin điện tử hoặc trên môi trường số. Khi đã có quy trình cụ thể, chúng ta sẽ không lo khó khăn, quá tải khi tiếp nhận thông tin phản ánh tiêu cực trên môi trường số.