Ngành công nghiệp khí Việt Nam - sức mạnh tuổi 20

Hình ảnh trẻ trung, năng động của PV Gas - đại diện xứng đáng của ngành công nghiệp khí Việt Nam đang càng trở nên sung sức, mạnh mẽ, vững vàng hơn ở độ tuổi 20. PV Gas đang tiến về phía trước với quyết tâm mới: “Đồng tâm hiệp lực, quyết liệt đổi mới, tăng tốc xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh ngành công nghiệp khí Việt Nam”
Ngành công nghiệp khí Việt Nam - sức mạnh tuổi 20

Hình ảnh trẻ trung, năng động của PV Gas - đại diện xứng đáng của ngành công nghiệp khí Việt Nam đang càng trở nên sung sức, mạnh mẽ, vững vàng hơn ở độ tuổi 20. PV Gas đang tiến về phía trước với quyết tâm mới: “Đồng tâm hiệp lực, quyết liệt đổi mới, tăng tốc xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh ngành công nghiệp khí Việt Nam”

Ông Đỗ Khang Ninh Tổng Giám đốc PVGas nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt-2010

Ông Đỗ Khang Ninh Tổng Giám đốc PVGas nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt-2010

20 năm một chặng đường phát triển

Có thể nói, ý tưởng về một ngành công nghiệp khí hoàn chỉnh tại VN đã được hình thành từ đầu những năm 1990, khi mà sản lượng khí đồng hành ở mỏ Bạch Hổ nếu không đưa vào bờ sử dụng thì sẽ buộc phải đốt bỏ ngoài khơi. Điều đó không chỉ lãng phí mà còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu ngoài biển. Dự án sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ được nghiên cứu từ đây và để đẩy mạnh việc phát triển ngành công nghiệp khí, vào ngày 20-9-1990, Công ty Khí đốt được thành lập (nay là Tổng Công ty Khí VN-PVGas) và  đã chính thức khai sinh ra ngành công nghiệp khí VN. Với chức năng chính là thu gom, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí, hiện nay, PVGas đang là đơn vị duy nhất của Tập đoàn Dầu khí VN thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực khí.

Ban lãnh đạo đầy nhiệt huyết của PVGas

Ban lãnh đạo đầy nhiệt huyết của PVGas

Thực tế cho thấy, sau 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, ngành công nghiệp khí VN đã tạo dựng cho mình một cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ để đảm bảo phát triển vững chắc từ thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ và phân phối.

Theo đó, về thu gom: tổng sản lượng khí thu gom từ các mỏ (Bạch Hổ, Rạng Đông, Phương Đông, Lan Tây, Lan Đỏ, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Đen, Rồng Đôi, PM3 & 46 Cái Nước) được đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ hàng năm trên 8 tỷ m³. Về hệ thống xử lý, tàng trữ và phân phối khí hiện có 2 trạm xử lý khí tại Dinh Cố Bà Rịa Vũng Tàu, gần 900 km đường ống cấp khí cao áp cho 2 khu vực Đông và Tây Nam Bộ, hệ thống kho chứa LPG với sức chứa gần 20.000 tấn. 

Ngoài ra, ngành công nghiệp khí cũng đã thiết lập được mạng lưới phân phối đến tận người tiêu dùng bằng hệ thống gần 100km đường ống khí thấp áp trong các khu công nghiệp, các trạm và đại lý LPG rộng khắp trên toàn quốc.

Có thể nói, với cơ sở vật chất tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, hiện nay, ngành công nghiệp khí VN đang cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất ra 36 tỷ kwh điện/năm, tương ứng 40% tổng sản lượng điện quốc gia, gần 800.000 tấn đạm/năm, tương ứng 30% tổng sản lượng đạm cả nước, 100.000 tấn xăng/năm, tương ứng 5% sản lượng xăng sản xuất trong nước và cung cấp khoảng 700.000 tấn LPG/năm, đáp ứng gần 70% nhu cầu LPG toàn quốc, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường LPG và góp phần bình ổn giá LPG trong nước.

Với sự nỗ lực phấn đấu và những thành quả đáng phấn khởi như đã nêu trên, trong những năm qua, PVGas đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao qúy, trong đó có các Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; nhiều năm liền được vinh danh trong giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, cùng nhiều giải thưởng, bằng khen khác của các cấp bộ, ngành và các địa phương.

Vững bước ở tuổi 20

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Khang Ninh-Tổng Giám đốc PVGas cho biết, chủ trương phát triển của ngành công nghiệp khí trong thời gian tới sẽ thực hiện theo hướng tăng tốc, đột phá, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả và bền vững trên công nghệ tiên tiến nhất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và đảm bảo nguồn cung ổn định, lâu dài về khí và các sản phẩm khí, trong đó an toàn và hiệu quả là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình phát triển.

Ở tuổi 20, PVGas tự tin và vững bước phát triển công nghiệp khí thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở gia tăng giá trị nguồn khí trong nước, tận dụng nguồn khí từ các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời đưa ngành khí VN trở thành ngành có thương hiệu mạnh trong khu vực và trên thế giới. Và với thương hiệu mạnh này, ngành công nghiệp khí VN tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường công tác chế biến sâu để gia tăng giá trị của khí, phát huy nội lực, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

Ngành công nghiệp khí Việt Nam - sức mạnh tuổi 20 ảnh 3

Công nhân vận hành PVGas tại Kho cảng Vũng Tàu

Cũng theo lãnh đạo PVGas, với mục tiêu tổng quát cho phát triển ngành khí  là đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung bổ sung trong và ngoài nước; đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm đặc biệt chú trọng phát triển các dự án chế biến sau gia tăng giá trị khí; đưa ngành công nghiệp khí VN trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, trong giai đoạn 2011-2015 phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt từ 18-20%/năm.

Theo đó, cơ cấu doanh thu: khí chiếm 61%, sản phẩm khí chiếm 17%, dịch vụ chiếm 22%. Việc hình thành và phát triển của PVGas gắn liền với ngành khí là tất yếu.  PVGas đang tiếp tục là đơn vị duy nhất của Tập đoàn Dầu khí VN thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực khí. Chính vì vậy, PVGas có vai trò rất quan trọng đối với ngành. Mỗi hoạt động của PVGas cũng chính là của ngành và những thay đổi của PVGas sẽ làm thay đổi cả ngành khí.

“Bản đồ công nghiệp khí Việt Nam sẽ tiếp tục thay đổi, mở rộng và từng bước phát triển với các nguồn khí mới đưa vào như Hải Sư Trắng, Hải Sư Đen, Tê Giác Trắng và Chim Sáo…. Tương lai của công nghiệp khí Việt Nam đang phát triển, với rất nhiều ước vọng và nỗ lực của mỗi CBCNV ngành công nghiệp khí quốc gia là vô cùng quan trọng, giúp sức cho ngành khí có nhiều đóng góp lớn lao hơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước nhà”-ông Đỗ Khang Ninh-Tổng Giám đốc PVGas nhấn mạnh.

“Là một trong những thành viên tham gia chỉ đạo thực hiện quá trình đưa dòng khí đầu tiên vào bờ, vào ngày 1-5-1995, tôi không thể nào quên giây phút chứng kiến dòng khí đầu tiên tiếp bờ trong sự hiện diện của Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cùng các vị lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và Tổng Công ty Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Giây phút đó đã tạo trong tôi một cảm xúc choáng ngợp, sự xúc động như vỡ òa trong niềm vui  khi giấc mơ của nhiều thế hệ dầu khí Việt Nam đã trở thành hiện thực. Giấc mơ  chuyển toàn bộ nguồn năng lượng đang bị đốt bỏ lãng phí  ngoài biển khơi về bờ, phục vụ Tổ quốc. Có thể nói, để có được phút giây hạnh phúc nhìn thấy ngọn đuốc khí bừng sáng tại Dinh Cố, đã có biết bao cán bộ chiến sĩ âm thầm phục vụ, cống hiến; đã có rất nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, sáng kiến phù hợp với thực tế được triển khai trong điều kiện công trình hoàn toàn mới, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam với trình độ kỹ thuật máy móc còn nhiều hạn chế. Đó cũng chính là mồ hôi nước mắt của hàng ngàn con người trên những công trình kéo dài từ biển về bờ, và đó còn là tình hữu nghị dành cho Việt Nam của các bạn bè, đối tác trong những ngày khó khăn nhất. Chính vì những cảm xúc của thời kỳ gian khó ấy mà chúng tôi, những người đồng đội luôn tâm niệm cống hiến hết mình vì sự nghiệp công nghiệp khí, tạo nên những thành quả vượt bậc trong ngày hôm nay. Diện mạo của một ngành công nghiệp biến chuyển nhanh chóng từ những bước đầu tiên nay đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, đó quả là một thắng lợi to lớn nhờ sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình và kịp thời của Nhà nước, các bộ ngành, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giúp cho ngành công nghiệp khí VN không ngừng phát triển”.

(Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam Đỗ Khang Ninh)

20 năm - Những con số đáng tự hào

Hôm nay 14-9-2010, tại TPHCM, Tổng Công ty Khí Việt Nam long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngành thành lập ngành công nghiệp khí Việt Nam. Trong báo cáo trình bày tại buổi lễ cho thấy:

*Tổng doanh thu của tổng công ty đạt  trên 130.000 tỷ đồng, riêng năm 2010 ước thực hiện gần 37.000 tỷ đồng.

*Nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng, riêng năm 2010 ước thực hiện trên 2.000 tỷ đồng. *Lợi nhuận trước thuế gần 40.000 tỷ đồng, riêng năm 2010 ước thực hiện gần 4.000 tỷ đồng.

*Tiết kiệm cho ngành điện trên 6 tỷ USD từ việc sử dụng khí thay dầu DO để sản xuất điện.

*Là một trong những đơn vị đầu tiên trong ngành nhận chứng chỉ tích hợp hệ thống quản lý An toàn chất lượng Môi trường và Sức khỏe.

S.Nâu

Tin cùng chuyên mục