Sau thành công của liveshow Ng`bthg từ nhóm nhạc Ngọt, sân khấu Soul Live Project của ca sĩ Thanh Bùi vừa tiếp tục công bố sẽ đồng hành cùng ban nhạc Cá Hồi Hoang tổ chức liveshow GAP sẽ diễn ra vào ngày 9-12 tới. Thanh Bùi nhận thấy những liveshow của các nhóm nhạc indie (nhóm nhạc độc lập) có thể bán vé và “cháy” vé là dấu hiệu tốt cho thị trường âm nhạc Việt Nam, nhưng anh cũng đưa ra lời nhắn nhủ: “Mọi người cần phải bắt đầu có trách nhiệm với thị trường âm nhạc, không thể tiếp tục để chất xám của nghệ sĩ Việt Nam mình bị bán rẻ nữa, vì âm nhạc chính là một phần văn hóa của chúng ta”. Quan điểm của Thanh Bùi thực chất không mới mẻ nhưng để thực hiện nó trong bối cảnh thị trường âm nhạc Việt hiện tại như biểu đồ hình sin vốn là điều không dễ dàng.
Khi thời đại của Internet bùng phát, một thực tế đang diễn ra là khán giả không cần phải đi đâu hay bỏ ra bất cứ số tiền nào vẫn có thể thưởng thức âm nhạc. Các trang nghe nhạc trực tuyến, các video ca nhạc được tải lên và phát miễn phí. Cách đây 5 năm, đã có đề xuất thu phí tải nhạc với mức 1.000 đồng/bài, nhưng do vấp phải sự tranh luận trái chiều, rốt cục câu chuyện dần trở thành dĩ vãng.
Một hệ quả tất yếu là việc ngày càng hiếm ca sĩ dám mạo hiểm ra đĩa CD hay tổ chức các liveshow. Nếu có, thì họ chấp nhận thua lỗ để đánh dấu một cột mốc cho sự nghiệp ca hát của mình. Số còn lại, chiếm phần lớn, cứ đều đặn ra single, album, MV, phim ngắn và phát hành online bởi chi phí rẻ hơn, mức độ lan tỏa nhanh. Đối với các liveshow, tình trạng cũng không khả quan hơn bởi nếu không kêu gọi được nhà tài trợ, không có tiềm lực mạnh dù ca sĩ hạng A cũng khó bán vé. Tương tự, các phòng trà cũng rơi vào tình trạng ế ẩm khi luôn thưa vắng khán giả, cắt suất diễn, thậm chí là đóng cửa.
Thị trường phim ảnh cũng có những câu chuyện tương tự. Một nhà phát hành tại Việt Nam từng chia sẻ: “Khi nhà nước không còn tài trợ, khán giả chính là nhà tài trợ lớn nhất của người làm nghệ thuật, thông qua việc mua vé xem phim, trả tiền cho website xem phim chính thống, được cấp phép”.
Dẫu vậy thực tế rất khác. Hầu hết các nhà làm phim trước khi đưa đứa con tinh thần của mình đến với công chúng đều trong tư thế nơm nớp lo sợ bị ăn cắp bản quyền, bị quay lén và phát tán khắp nơi trên mạng xã hội với những xảo thuật tinh vi.
Để làm ra tác phẩm nghệ thuật, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào không bao giờ là miễn phí. Thử hỏi, nhà sản xuất nào còn đủ tiềm lực để đầu tư cho những dự án tiếp theo nếu họ cứ tiếp tục thua lỗ. Và thử hỏi, nếu không có kinh phí liệu có những tác phẩm tử tế tiếp theo. Có người vin vào cớ người nghệ sĩ quá an nhàn và kiếm tiền rất dễ. Số ấy có nhưng rất ít, còn lại đều phải đánh đổ bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu. Để duy trì con đường nghệ thuật ấy, lại càng không thể miễn phí. Người nghệ sĩ trước hết cũng cần cơm ăn, áo mặc mỗi ngày.
Để chiều lòng nhu cầu của công chúng chưa bao giờ biết là đủ ấy, thì các nghệ sĩ phải vắt óc, căng não để sáng tạo và sáng tạo. Sáng tạo là không giới hạn nhưng nếu không bồi đắp, không dung dưỡng thì liệu họ có tiến lên những nấc thang mới và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công chúng? Vậy nên, với tư cách là khán giả, hãy là những người thưởng thức thật văn minh. Đôi khi, bạn bỏ tiền mua một album, một vé xem phim nhưng cái bạn nhận được lớn hơn rất nhiều dù nó là vô hình.
Khi thời đại của Internet bùng phát, một thực tế đang diễn ra là khán giả không cần phải đi đâu hay bỏ ra bất cứ số tiền nào vẫn có thể thưởng thức âm nhạc. Các trang nghe nhạc trực tuyến, các video ca nhạc được tải lên và phát miễn phí. Cách đây 5 năm, đã có đề xuất thu phí tải nhạc với mức 1.000 đồng/bài, nhưng do vấp phải sự tranh luận trái chiều, rốt cục câu chuyện dần trở thành dĩ vãng.
Một hệ quả tất yếu là việc ngày càng hiếm ca sĩ dám mạo hiểm ra đĩa CD hay tổ chức các liveshow. Nếu có, thì họ chấp nhận thua lỗ để đánh dấu một cột mốc cho sự nghiệp ca hát của mình. Số còn lại, chiếm phần lớn, cứ đều đặn ra single, album, MV, phim ngắn và phát hành online bởi chi phí rẻ hơn, mức độ lan tỏa nhanh. Đối với các liveshow, tình trạng cũng không khả quan hơn bởi nếu không kêu gọi được nhà tài trợ, không có tiềm lực mạnh dù ca sĩ hạng A cũng khó bán vé. Tương tự, các phòng trà cũng rơi vào tình trạng ế ẩm khi luôn thưa vắng khán giả, cắt suất diễn, thậm chí là đóng cửa.
Thị trường phim ảnh cũng có những câu chuyện tương tự. Một nhà phát hành tại Việt Nam từng chia sẻ: “Khi nhà nước không còn tài trợ, khán giả chính là nhà tài trợ lớn nhất của người làm nghệ thuật, thông qua việc mua vé xem phim, trả tiền cho website xem phim chính thống, được cấp phép”.
Dẫu vậy thực tế rất khác. Hầu hết các nhà làm phim trước khi đưa đứa con tinh thần của mình đến với công chúng đều trong tư thế nơm nớp lo sợ bị ăn cắp bản quyền, bị quay lén và phát tán khắp nơi trên mạng xã hội với những xảo thuật tinh vi.
Để làm ra tác phẩm nghệ thuật, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào không bao giờ là miễn phí. Thử hỏi, nhà sản xuất nào còn đủ tiềm lực để đầu tư cho những dự án tiếp theo nếu họ cứ tiếp tục thua lỗ. Và thử hỏi, nếu không có kinh phí liệu có những tác phẩm tử tế tiếp theo. Có người vin vào cớ người nghệ sĩ quá an nhàn và kiếm tiền rất dễ. Số ấy có nhưng rất ít, còn lại đều phải đánh đổ bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu. Để duy trì con đường nghệ thuật ấy, lại càng không thể miễn phí. Người nghệ sĩ trước hết cũng cần cơm ăn, áo mặc mỗi ngày.
Để chiều lòng nhu cầu của công chúng chưa bao giờ biết là đủ ấy, thì các nghệ sĩ phải vắt óc, căng não để sáng tạo và sáng tạo. Sáng tạo là không giới hạn nhưng nếu không bồi đắp, không dung dưỡng thì liệu họ có tiến lên những nấc thang mới và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công chúng? Vậy nên, với tư cách là khán giả, hãy là những người thưởng thức thật văn minh. Đôi khi, bạn bỏ tiền mua một album, một vé xem phim nhưng cái bạn nhận được lớn hơn rất nhiều dù nó là vô hình.