Ông Bùi Văn Thanh (ngụ quận Bình Thạnh) phản ánh, ông là người khiếm thị, lập cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) từ năm 2006. Để cơ sở được hoạt động, ông phải đợi 2 tháng làm đề án xoa bóp - một loại “giấy phép con”, giấy phép hành nghề của Sở Y tế TPHCM cấp. Tháng 9-2014, đề án hết hạn, ông đến Sở Y tế xin gia hạn đề án thì phải chờ đợi ròng rã suốt 20 tháng, đi lại hơn 20 lần và mãi đến tháng 8-2016 mới được gia hạn. “Chỉ có một tờ giấy, đăng ký lần đầu có 2 tháng, tại sao khi đi gia hạn - đã có hồ sơ quản lý sẵn rồi - lại mất đến 20 tháng? Vậy sở cải cách thủ tục hành chính ở chỗ nào?”, ông Thanh chất vấn.
Ông Thanh cho hay, mình không chỉ tốn kém thời gian, mất rất nhiều tiền bạc (vì người khuyết tật không tự đi lại được, phải thuê xe ôm) mà còn tổn hại tinh thần cho việc lo lắng, chờ đợi. Ông Thanh cũng chia sẻ, trong kinh doanh, ông không lo lắng về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, tìm kiếm khách hàng mà lo nhất là sợ bị thanh tra, kiểm tra làm phiền và không biết khi nào thì phải… đóng cửa!
Trước phản ánh này, bác sĩ Vương Anh Tài, đại diện Sở Y tế TPHCM, đã gặp riêng ông Thanh để nắm lại cụ thể vụ việc. Theo bác sĩ Vương Anh Tài, dù hồ sơ của ông Thanh đã được giải quyết xong, nhưng việc “ngâm” hồ sơ quá lâu, để người khuyết tật phải đi lại, chờ đợi nhiều tháng cũng cần được làm rõ để rút kinh nghiệm, không lặp lại với người khác.
Trong buổi đối thoại, các ý kiến phản ánh của người khuyết tật về thái độ phục vụ của nhân viên phụ xe, lái xe buýt chưa được chu đáo với người khuyết tật; khó khăn tiếp cận vốn vay ưu đãi; các ngân hàng không mở thẻ ATM cho người khiếm thị… cũng được các sở, ngành tiếp thu để rà soát và hứa chấn chỉnh.
Ông Thanh cho hay, mình không chỉ tốn kém thời gian, mất rất nhiều tiền bạc (vì người khuyết tật không tự đi lại được, phải thuê xe ôm) mà còn tổn hại tinh thần cho việc lo lắng, chờ đợi. Ông Thanh cũng chia sẻ, trong kinh doanh, ông không lo lắng về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, tìm kiếm khách hàng mà lo nhất là sợ bị thanh tra, kiểm tra làm phiền và không biết khi nào thì phải… đóng cửa!
Trước phản ánh này, bác sĩ Vương Anh Tài, đại diện Sở Y tế TPHCM, đã gặp riêng ông Thanh để nắm lại cụ thể vụ việc. Theo bác sĩ Vương Anh Tài, dù hồ sơ của ông Thanh đã được giải quyết xong, nhưng việc “ngâm” hồ sơ quá lâu, để người khuyết tật phải đi lại, chờ đợi nhiều tháng cũng cần được làm rõ để rút kinh nghiệm, không lặp lại với người khác.
Trong buổi đối thoại, các ý kiến phản ánh của người khuyết tật về thái độ phục vụ của nhân viên phụ xe, lái xe buýt chưa được chu đáo với người khuyết tật; khó khăn tiếp cận vốn vay ưu đãi; các ngân hàng không mở thẻ ATM cho người khiếm thị… cũng được các sở, ngành tiếp thu để rà soát và hứa chấn chỉnh.