Người Việt và văn hóa uống trà

Người Việt và văn hóa uống trà

Người Việt có truyền thống dùng trà mạn từ lâu đời. Ngày nay, để làm tăng hương vị và tác dụng cho trà, người ta còn ướp thêm các loại thảo dược như sen, hoa nhài… hoặc sử dụng các thảo dược để làm trà uống hàng ngày. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một loại trà mới của người Việt: Trà Giảo cổ lam.

Nguyên liệu làm trà này rất đơn giản: Giảo cổ lam nguyên chất. Bạn có thể sử dụng cây tươi phơi sấy khô để làm trà hãm, hoặc tiện dụng hơn có thể sử dụng trà đóng túi lọc (hiện có sẵn trên thị trường rất nhiều). Giảo cổ lam khi uống phải được hãm với nước thật sôi. Chỉ cần 2-3 phút là ấm trà thơm ngát đã sẵn sàng để bạn thưởng thức.

Trà Giảo cổ lam có rất nhiều điểm đặc biệt. Không giống như trà ướp các loại hoa, tự bản thân trà Giảo cổ lam cũng đã rất thơm, một mùi thơm đặc trưng đến nỗi, khi khách được uống thứ trà này, người không biết sẽ hỏi “trà gì mà thơm thế?”, còn những người đã sử dụng rồi cũng phải công nhận rằng hương vị đặc biệt như thế này thì chỉ có thể là Giảo cổ lam. Giảo cổ lam cũng có vị đắng, nhưng không phải đắng do tanin giống trà xanh, hoặc đắng như liên tâm ở trà sen, Giảo cổ lam đắng do Saponin có trong lá và thân cây. Uống trà Giảo cổ lam ban đầu sẽ thấy vị đắng gắt, tuy nhiên ngay khi nhấp xong ngụm trà, ta cảm giác được vị ngọt và hương thơm của trà còn đọng lại ở cổ họng. Những người ghiền trà Giảo cổ lam còn thích uống trà thật đặc, càng đặc thì mùi vị của trà càng đậm.

Giảo cổ lam cũng không phải là loại cây khó tìm. Tuy nhiên, để có được loại trà với hương vị thơm ngon nhất, vị đắng vừa phải và có tác dụng tốt nhất thì phải là loại Giảo cổ lam 5 lá được trồng trên núi đá vôi ở độ cao trên dưới 2.000m. Giảo cổ lam cũng rất giống với một số loại cây họ nho (Vitaceae) nên để phân biệt được thì cần phải là cây tươi, chứ nếu là cây khô thì không thể phân biệt được.

Uống Giảo cổ lam thường xuyên còn đem lại cho người dùng tinh thần sảng khoái, trẻ lâu, nhất là với những người mắc bệnh sẽ cảm nhận được công dụng tuyệt vời của loại cây đặc biệt này: Giảo cổ lam làm giảm đường huyết, huyết áp và mỡ máu rõ rệt. Tuy nhiên, cũng giống như các loại trà khác, chỉ nên sử dụng Giảo cổ lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều (Giảo cổ lam chứa Saponin hoạt huyết làm tinh thần minh mẫn). Với người bị huyết áp thấp, khi uống có thể cho thêm vài lát gừng và không uống khi đói, nếu không bị tiểu đường và không uống được đắng có thể cho thêm một chút mật ong.

Với những công dụng tuyệt vời và mùi vị hấp dẫn, không khó hiểu khi Giảo cổ lam trở thành thức uống hàng ngày của rất nhiều người yêu trà, xứng đáng với tên gọi Sâm phương Nam, Sâm ngũ diệp, Cỏ trường thọ, Cỏ thần kỳ mà người dân nhiều nơi trên thế giới đã đặt cho cây này.

Tin cùng chuyên mục