Nguy cơ lây cúm gia cầm từ tiền giấy

(ảnh)
Nguy cơ lây cúm gia cầm từ tiền giấy
Nguy cơ lây cúm gia cầm từ tiền giấy ảnh 1

Trong một cuộc nghiên cứu về những tờ tiền giấy tại một ngân hàng Thụy Sĩ, các nhà khoa học thuộc Đại học Y Geneva đã phát hiện rằng dịch cúm gia cầm có thể kéo dài bởi chúng được “nuôi dưỡng” bằng sự lưu thông của hàng triệu tờ tiền giấy.

Ở Thụy Sĩ, mỗi ngày có từ 20 triệu đến 100 triệu tờ tiền giấy được chuyền tay từ người này sang người khác. Sau khi lấy mẫu virus cúm trên một tờ tiền đã sử dụng, các nhà khoa học để chúng ở nhiệt độ trong phòng và phát hiện virus có thể sống từ vài giờ đến vài ngày. Trong trường hợp xấu nhất, nếu virus cúm gia cầm hòa lẫn vào nước miếng con người, chúng có thể “làm tổ” và tồn tại khoảng 20 ngày.

H.CH. (theo Le Temps)

  • Mẹ trầm cảm, con dễ bị suyễn

Theo nghiên cứu của Đại học Manitoba ở Winnipeg (Canada) công bố trên American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine số tháng 1: Trẻ có mẹ bị trầm cảm hay buồn lo, căng thẳng sẽ bị tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn, một chứng phức tạp thường có nguyên nhân từ bệnh sử gia đình, nhiễm khói thuốc...

Theo dõi dữ liệu bệnh sử của hơn 14.000 trẻ ở Manitoba từ khi mới sinh đến 7 tuổi (1/5 có mẹ bị trầm cảm thường xuyên) cho thấy có 6,6% trẻ mắc bệnh hen suyễn. Trong đó, những trẻ có mẹ thường xuyên bị trầm cảm, lo lắng bị tăng 25% nguy cơ mắc bệnh hen suyễn từ khi mới sinh đến 7 tuổi, đặc biệt, nguy cơ này tăng đến 44% ở trẻ có mẹ bị trầm cảm lâu dài và sống trong gia đình có thu nhập cao.

B.Lam (theo HealthDay)

  • Điều khiển robot bằng... khỉ
Nguy cơ lây cúm gia cầm từ tiền giấy ảnh 2

Với các điện cực được cấy vào vỏ não, cô khỉ Idoya, cao 0,8m, nặng 4,kg, ở bang Bắc Carolina (Mỹ), đã điều khiển một robot tên CB (Não Vi tính) cao 1,5m, nặng 75kg, bước đi (ảnh), dù CB đang ở... Kyoto (Nhật Bản). Đây là công trình nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Duke ở Mỹ và Phòng thí nghiệm Khoa học thần kinh máy tính ATR ở Kyoto.

Các điện cực được cấy vào khu vực điều khiển chân trong vỏ não Idoya sẽ ghi lại hoạt động của 250 đến 300 nơron bị kích thích. Khi Idoya bước đi, các tín hiệu não được tập hợp, nạp vào máy vi tính và truyền qua Internet đến điều khiển CB.

Những thí nghiệm này là bước đầu tiên hướng đến sáng tạo một giao diện máy–não, cho phép người bị liệt chi có thể điều khiển chi giả chỉ bằng ý nghĩ. Các điện cực trong não sẽ gửi tín hiệu đến một dụng cụ mang bên hông và truyền những tín hiệu này đến điều khiển chi giả. Chỉ cần người đó nghĩ đến việc cử động chi giả, như nghĩ đến đi là sẽ đi được.

V.Hà (theo NYT, Think Artificial)

Tin cùng chuyên mục