Nhí học làm lính

Mỗi năm cứ đến dịp nghỉ hè và nghỉ đông, hàng ngàn học sinh Hàn Quốc lại được bố mẹ đưa đi học quân sự, tại một quân trường của Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 của quân đội Hàn Quốc ở vùng duyên hải Đông Nam của thành phố công nghiệp Pohang. Mục tiêu của những chương trình huấn luyện này là rèn luyện đức tính kiên trì, sự tự tin và tinh thần làm việc đồng đội. Đó là những giá trị tinh thần mà các bậc phụ huynh Hàn Quốc luôn đề cao.
Nhí học làm lính

Mỗi năm cứ đến dịp nghỉ hè và nghỉ đông, hàng ngàn học sinh Hàn Quốc lại được bố mẹ đưa đi học quân sự, tại một quân trường của Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 của quân đội Hàn Quốc ở vùng duyên hải Đông Nam của thành phố công nghiệp Pohang. Mục tiêu của những chương trình huấn luyện này là rèn luyện đức tính kiên trì, sự tự tin và tinh thần làm việc đồng đội. Đó là những giá trị tinh thần mà các bậc phụ huynh Hàn Quốc luôn đề cao.
 
Mỗi khóa huấn luyện ở Pohang thường có khoảng 300 “học viên”, chủ yếu là các em học sinh lớp 7. Mỗi khóa thu số tiền tương đương 40USD (kể cả phí bảo hiểm) một “tân binh nhí”. Các phụ huynh cũng chi số tiền ngàn USD để đưa con đến các quân trường mùa hè ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng chương trình đào tạo của sư đoàn này đạt độ uy tín, đến độ nhiều “bản sao” Trại sống còn của họ nở rộ gần Pohang và ở những quân trường khác của lính thủy đánh bộ vùng đồng bằng đầm lầy ở bờ biển phía Tây. Các cơ sở tư nhân này đều do các cựu binh lính thủy đánh bộ hoặc các lực lượng đặc nhiệm điều hành.  

  • Bố mẹ xí gạt 
Nhí học làm lính ảnh 1
“Lính nhí” trong giờ cơm

Trẻ miễn cưỡng đến trại khiến cuộc sống của các “thầy lính” vất vả hơn. Thiếu úy Lee Yun Se cho biết, sau ngày đầu tiên, nhiều “tân binh nhí” không chịu thức giấc sớm. Và sau một buổi tập thể lực ngoài bờ biển, một nhóm thiếu niên phàn nàn rằng các em bị rêm hết mình mẩy. Một em tay giữ cạp quần ướt em vừa khóc vừa đòi “thầy” tìm hộ một chiếc giày bị mất. Cũng có nhiều em bị dẫn đến trại trong tiếng khóc. Trung úy Byun Jin Seok cho biết: “Chúng tôi gặp những phụ huynh nói dối với con rằng chúng đi nghỉ hè ở vùng biển. Lũ trẻ chỉ hiểu là bị bố mẹ xí gạt khi quá muộn. Họ bỏ con ở đây rồi gần như là đi trốn. Đôi lúc họ cũng đăng ký tham gia chương trình”.

 Quả thế, có những học sinh bỗng thấy mình bị bố mẹ lôi từ thế giới trò chơi điện toán và các tiệm thức ăn nhanh, để đến các quân trường, nơi những tay trung sĩ huấn luyện tân binh áp dụng những hình thức huấn luyện nghiệt ngã nhất đối với những thanh niên đúng tuổi đi lính và thích trở thành một tay lính thủy đánh bộ tài ba. Các cô cậu bé thiếu niên có thể bị bắt hít đất hoặc “thụt dầu” hàng trăm lần, trong khi các “thầy” liên tục bẹo tai để thúc những tổ lính 7 em lao xuống làn nước lạnh, đầu đội những chiếc xuồng cao su nặng 120kg. Đến tối thì thì các em được cho ăn, ngủ trong những lán trại kiểu lính, có thể sử dụng điện thoại di động nhưng phải đi ngủ lúc 22g30 và thức dậy đúng 6g30.  

  • Để biết mùi lính

 Một số thiếu niên nói các em tình nguyện đi học để sớm biết mùi thế nào là một quân nhân. Tất cả nam giới Hàn Quốc trong độ tuổi đi lính đều phải trải qua môi trường quân đội trong 24 tháng.

 Học viên cũng có thể là những nhân viên văn phòng trong độ tuổi trung niên, hoặc sinh viên đại học được giáo sư chủ nhiệm yêu cầu đi học làm lính thủy đánh bộ, để họ có thêm khả năng cạnh tranh lúc tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học. Ông Lee Boo Kyun, 43 tuổi, là giám đốc một công ty xây dựng, cũng phải lăn lê bò toài, tập đi “ắc-ê” cùng lũ trẻ đáng tuổi con. Ông nói: “Tập đoàn chúng tôi sa sút trong làm ăn, nên lãnh đạo yêu cầu toàn bộ các nhân viên trung niên đến quân trường để học đức kiên nhẫn và sự bền chí. Chủ tịch tập đoàn là cựu binh lính thủy đánh bộ mà, nên cũng muốn nhân viên giống ông ta”.
 
Bắt đầu áp dụng như một chương trình giáo dục quan hệ cộng đồng từ năm 1997, các khóa huấn luyện quân sự 5 ngày 4 đêm này nhanh chóng phổ biến trong thời khủng hoảng tài chính ở châu Á, khi các tập đoàn làm ăn lỗ lã và dân thường lo ngại sự suy thoái kinh tế của đất nước, nên các phụ huynh trông cậy các khóa huấn luyện sẽ giúp con cái họ mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần. Một số phụ huynh rất ủng hộ chương trình này, do tin con cái họ trong thời kinh tế thịnh vượng sẽ đánh mất những giá trị mà họ cho rằng đã tạo nên Hàn Quốc ngày nay, đặc biệt là sự cần cù. Họ cũng tin thời gian đổ mồ hôi ở quân trường sẽ giúp con họ vững vàng, tự tin trong hệ thống trường công vốn đòi hỏi cao rằng học sinh phải chăm học để có thể đậu vào đại học

Anh Thao (Theo NewYork Times)

Tin cùng chuyên mục