Petec và “Thế ba chân kiềng”

Những lợi thế cạnh tranh của PETEC được tạo lập trong từng giai đoạn phát triển có khác nhau tùy vào môi trường hoạt động, nhưng lợi thế cạnh tranh hiện nay được xây dựng dựa trên 3 yếu tố cốt lõi là: (1) - Nguồn tài nguyên nhân lực; (2) – Hệ thống quản lý và (3) – Cơ sở vật chất kỹ thuật. Hai yếu tố đầu là vô hình, khó tạo lập nhưng bền vững theo thời gian, còn yếu tố sau là hữu hình thì hình như ngược lại! Mỗi yếu tố cốt lõi nêu trên của PETEC có những đặc tính, tính chất riêng và đó là phần bản sắc tạo nên tính cạnh tranh.
Petec và “Thế ba chân kiềng”

Những lợi thế cạnh tranh của PETEC được tạo lập trong từng giai đoạn phát triển có khác nhau tùy vào môi trường hoạt động, nhưng lợi thế cạnh tranh hiện nay được xây dựng dựa trên 3 yếu tố cốt lõi là: (1) - Nguồn tài nguyên nhân lực; (2) – Hệ thống quản lý và (3) – Cơ sở vật chất kỹ thuật. Hai yếu tố đầu là vô hình, khó tạo lập nhưng bền vững theo thời gian, còn yếu tố sau là hữu hình thì hình như ngược lại! Mỗi yếu tố cốt lõi nêu trên của PETEC có những đặc tính, tính chất riêng và đó là phần bản sắc tạo nên tính cạnh tranh.

Petec và “Thế ba chân kiềng” ảnh 1

Trụ sở Công ty Petec tại 194 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 3 - TPHCM

Mỗi doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đều phải xác lập cho mình những lợi thế cạnh tranh phù hợp với môi trường vĩ mô và tính chất của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Lợi thế cạnh tranh có thể được phát triển từ bên trong doanh nghiệp (phát huy nội lực) hoặc do các yếu tố bên ngoài mang lại (từ chủ sở hữu, Nhà nước…).

Có lẽ, lợi thế cạnh tranh được phát triển từ bên trong bao giờ cũng có những giá trị bền vững hơn! Sinh ra và lớn lên trong một “gia đình nghèo” không được hưởng bất kỳ di sản gì ngoài quyết định thành lập, và dường như là “cái khó, ló cái khôn” nên trong gần 30 năm tồn tại và phát triển, PETEC luôn luôn xây dựng những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở phát huy nội lực.

Những lợi thế cạnh tranh của PETEC được tạo lập trong từng giai đoạn phát triển có khác nhau tùy vào môi trường hoạt động, nhưng lợi thế cạnh tranh hiện nay được xây dựng dựa trên 3 yếu tố cốt lõi là: (1) - Nguồn tài nguyên nhân lực; (2) – Hệ thống quản lý và (3) – Cơ sở vật chất kỹ thuật. Hai yếu tố đầu là vô hình, khó tạo lập nhưng bền vững theo thời gian, còn yếu tố sau là hữu hình thì hình như ngược lại! Mỗi yếu tố cốt lõi nêu trên của PETEC có những đặc tính, tính chất riêng và đó là phần bản sắc tạo nên tính cạnh tranh.

Nguồn tài nguyên nhân lực

Được thành lập để thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật dầu khí trong thời điểm ngành dầu khí còn rất non trẻ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ Nhà nước giao, một yêu cầu khách quan là đội ngũ cán bộ PETEC phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản là: (1) – am hiểu kỹ thuật dầu khí từ khâu thăm dò, khai thác, chế biến, phân phối…(2) – biết ngoại ngữ để có thể giao dịch, đàm phán trực tiếp và (3) – có kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương. Do vậy, nguồn nhân lực chủ yếu của PETEC trong giai đoạn đó là những sinh viên mới tốt nghiệp các ngành kỹ thuật, đặc biệt là dầu khí ở nước ngoài (Liên Xô và các nước Đông Âu) và được đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng về ngoại thương.

Ngay sau khi được tuyển dụng và đào tạo các cán bộ được tham gia giao dịch, đàm phán để tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm và bản lĩnh thương trường. Từ yêu cầu khách quan, cách tuyển dụng và đào tạo ở PETEC đã hình thành trong một thời gian dài, trở thành một phần văn hóa quản trị nguồn nhân lực của PETEC.

Đến nay, nguồn tài nguyên nhân lực mang 3 đặc tính rõ nét là: (1) – có trình độ, (2) – có kinh nghiệm và (3) – khát vọng tự thể hiện mình. Lực lượng lao động có trình độ được thể hiện qua chuyên môn, nghiệp vụ. Lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên của PETEC chiếm trên 40%, 60% lãnh đạo cấp cao được đào tạo đại học ở nước ngoài. Nguồn tài nguyên nhân lực có kinh nghiệm được thể hiện ở chỗ số năm trung bình của một người làm việc tại PETEC là 11 năm (hơn 1/3 thời gian tồn tại công ty), 80% cán bộ lãnh đạo cấp cao làm việc tại công ty từ ngày thành lập. Khát vọng tự thể hiện mình được thể hiện qua thái độ lao động tự giác, muốn cống hiến. Ở PETEC hầu như không cần dùng đến phương thức quản lý bằng “cây gậy và củ cà rốt” và trong nhiều năm nay công ty chưa phải thi hành kỷ luật ai!

Hệ thống quản lý

Hoạt động trong môi trường ngoại thương, được tiếp xúc, giao dịch với các tập đoàn kinh tế của Liên Xô: Liên đoàn Technoexport (UBKT Đối ngoại), Liên đoàn Aviaexport (Bộ Ngoại thương), Gazprom (Nga)… hay các tập đoàn đa quốc gia như: Shell, Exon – Mobil, BP, Mitsubishi, Sumitomo… nên ngay từ những năm đầu hoạt động, PETEC đã xây dựng cho mình một hệ thống quản lý: (1) – khoa học, (2) –  có trách nhiệm, và (3) – linh hoạt. Tính khoa học được thể hiện qua việc quản lý mang tính hệ thống với những qui trình công việc khoa học, những thủ tục, qui định rõ ràng, hệ thống phân cấp, phân quyền phù hợp với yêu cầu công việc, qui chế quản lý tài chính chặt chẽ, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ có hiệu quả…

Tính có trách nhiệm trong quản lý quan hệ với người lao động là chăm lo việc phát triển toàn diện của họ một cách “nhân hậu”; đối với chủ sở hữu là bảo toàn và phát triển vốn đang quản lý, sử dụng một cách “mẫn cán”; đối với Nhà nước là làm đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế, tuân thủ pháp luật một cách “gương mẫu” và đối với xã hội “có trách nhiệm và biết chia sẻ”. Tính linh hoạt được thể hiện ở chỗ hệ thống quản lý phải luôn luôn được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của môi trường bên trong, bên ngoài và mang tính thúc đẩy phát triển.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Ngay sau khi được Nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu và phân phối xăng dầu, Công ty PETEC đã chú trọng vào việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và xem đây là nhiệm vụ chiến lược. Tính chiến lược của cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh xăng dầu tùy vào: (1) – vị trí xây dựng, (2) – qui mô đầu tư và (3) – tiềm năng phát triển. Đối với nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu thì kho cảng đầu nguồn là yếu tố có tính quyết định lợi thế cạnh tranh.

Hiện nay, PETEC đang sở hữu một hệ thống các kho đầu nguồn nằm ở những vị trí chiến lược là những khu kinh tế trọng điểm như: Kho xăng dầu Cát Lái, TP Hồ Chí Minh với tổng dung tích 95 ngàn m3 và cảng nhập tàu dầu 25 ngàn tấn; Kho xăng dầu Hải Phòng với tổng sức chứa hiện tại là 41 ngàn m3, cảng nhập tàu dầu 8 ngàn tấn và trong giai đoạn 2011 – 2012 sẽ được mở rộng sức chứa thêm 40 - 50 ngàn m3; Kho xăng dầu Đà Nẵng với dung tích chứa 10 ngàn m3, cảng 5 ngàn tấn, tiềm năng phát triển sức chứa lên gấp đôi; Kho cảng xăng dầu Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sức chứa 200 ngàn m3 và cảng nước sâu cho tàu trọng tải 60 – 70 ngàn tấn sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động giai đoạn 1 vào cuối quí 2/2011, tiềm năng mở rộng thêm từ 400 – 450 ngàn m3. Đối với việc phát triển kênh bán lẻ, để tạo lợi thế cạnh tranh cần có một hệ thống kho trung chuyển, kho kinh doanh và cảng xuất nhập đường thủy trên các địa bàn, khu vực chiến lược cùng với hệ thống cửa hàng xăng dầu.

Công ty PETEC đang và sẽ phát triển theo qui hoạch cho giai đoạn 2011 – 2015 một hệ thống kho trung chuyển trên các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình…, ở các tỉnh miền Trung như Bình Thuận, Bình Định… và ở các tỉnh phía Nam như Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ,… Đồng thời, PETEC đang thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên các địa bàn dưới nhiều hình thức như xây dựng, mua lại, liên kết…

Những thế chân kiềng nêu trên luôn luôn được PETEC củng cố như là nhiệm vụ thường xuyên để tạo sự khác biệt và phát huy những lợi thế cạnh tranh trên con đường phát triển.

S.Nâu

Tin cùng chuyên mục