Phát hiện mới trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus B mạn tính từ cây thuốc Việt Nam

Viêm gan vi rút B và C là bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất khó điều trị. Bệnh dễ gây xơ gan, xơ gan cổ trướng, ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong các bệnh về gan mật. Hiện vẫn chưa có thuốc nào đem lại hiệu quả mong muốn (kết quả điều trị chưa cao, giá thành đắt, tình trạng kháng thuốc hay tác dụng không mong muốn).
Phát hiện mới trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus B mạn tính từ cây thuốc Việt Nam

Viêm gan vi rút B và C là bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất khó điều trị. Bệnh dễ gây xơ gan, xơ gan cổ trướng, ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong các bệnh về gan mật. Hiện vẫn chưa có thuốc nào đem lại hiệu quả mong muốn (kết quả điều trị chưa cao, giá thành đắt, tình trạng kháng thuốc hay tác dụng không mong muốn).

Do vậy, việc tìm kiếm các thuốc mới là nhu cầu thiết yếu, nhất là các thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, các nhà khoa học trên thế giới đã sàng lọc hàng nghìn cây thuốc chữa bệnh về gan, hàng trăm bài thuốc dân gian và những kinh nghiệm cổ truyền được nghiên cứu và thử nghiệm trên bệnh nhân viêm gan B, C với hy vọng tìm ra những thuốc mới an toàn và hiệu quả. Nhưng tất cả các thử nghiệm trước đây đều cho kết quả rất hạn chế. Hầu hết các cây thuốc hoặc bài thuốc chỉ dừng ở tác dụng bảo vệ tế bào gan, hạ men gan chứ không có tác dụng trên vi rút gây viêm gan. Những dược liệu kinh điển như Cúc gai, Sài hồ, Dành dành, Diệp hạ châu đắng (cây chó đẻ), Nhân trần, Biển súc… hiện được sử dụng rộng rãi cho các bệnh thông thường về gan nhưng cũng chỉ hỗ trợ hạn chế trong điều trị các bệnh viêm gan do vi rút.Tuy vậy, với nỗ lực của các nhà khoa học nước nhà, chúng ta đã có những phát hiện mới rất quan trọng trong thời gian gần đây. Lần đầu tiên chúng ta tìm thấy một cây thuốc bản địa có khả năng làm giảm nồng độ vi rút gây viêm gan trong máu rõ rệt. Đó là cây Cà gai leo, một dược liệu chưa từng được nghiên cứu trên thế giới và là cây bản địa hầu như chỉ có ở Việt Nam.

Phát hiện mới trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus B mạn tính từ cây thuốc Việt Nam ảnh 1

Cây cà gai leo

Xuất phát từ kinh nghiệm dân gian dùng Cà gai leo để bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu đồng thời có tác dụng chống bệnh xơ gan cổ trướng rất tốt. Các nhà khoa học Việt Nam đã lập nhiều đề tài nghiên cứu toàn diện về cây thuốc quý này. Tính cho đến thời điểm này đã có bốn luận án tiến sỹ và ba đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về Cà gai leo. Đây là những dược liệu đầu tiên và duy nhất được kiểm chứng trên bệnh nhân viêm gan B cho kết quả khả quan nhất. Một chế phẩm có thành phần là cao Cà gai leo kết hợp cao cây Mật nhân được thử lâm sàng trên 33 bệnh nhân viêm gan B mạn tính cho thấy: Sau 2 tháng sử dụng sản phẩm với liều 6 viên một ngày, các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, đau tức hạ sườn đã hết hoàn toàn. Có 60,6% bệnh nhân đã giảm được nồng độ vi rút từ 100 đến 1.000.000 lần. Đặc biệt có 6 bệnh nhân có nồng độ vi rút trong máu đã về dưới ngưỡng phát hiện và 37,5% bệnh nhân xuất hiện chuyển đảo huyết thanh HBeAg. Sau sáu tháng có 6,1% bệnh nhân có HBsAg âm tính. Đây là một điều đặc biệt và là tín hiệu rất đáng mừng trong việc phát triển sản phẩm mới hoàn toàn từ thảo dược trong nước. Đặc biệt vì đây là lần đầu tiên một chế phẩm từ các dược liệu lại có thể làm giảm nồng độ vi rút trong máu đến dưới ngưỡng phát hiện, thậm chí làm âm tính với tỷ lệ cao không kém gì các thuốc tân dược hiện hành. Đồng thời có tác dụng hỗ trợ, làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng và không gây bất kì tác dụng phụ nào.

Theo nhận định của các nhà khoa học thì sở dĩ Cà gai leo và Mật nhân có thể làm âm tính HBsAg và giảm nồng độ vi rút trong máu mạnh nhiều khả năng là do kích thích miễn dịch nội sinh của cơ thể. Kích thích cơ thể sản sinh các Cytokin giúp loại bỏ vi rút. Nếu điều này được chứng minh là đúng thì đây có thể sẽ là một thuốc mới trong tương lai dùng điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan vi rút B và C hiệu quả, rẻ tiền và an toàn cho người bệnh.

Theo tạp chí “Thông tin Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh”

Tin cùng chuyên mục