Nhóm nhà nghiên cứu thuộc các trường Đại học Manchester, Bristol (Anh) và Viện Nghiên cứu Sandia (Mỹ) đặt tên các phân tử mới là Criegee. Theo đó, các phân tử này có thể oxy hóa dioxide lưu huỳnh để biến thành acid sulphuric được biết đến với khả năng làm mát.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết việc dự đoán bao nhiêu phân tử cần thiết để tác động tới việc làm giảm nhiệt độ Trái đất còn quá sớm. Năm 1991, sau khi núi lửa Pinatubo phun trào ở Philippines, một đám mây lớn acid sulphuric đã hình thành trong không khí, làm giảm lượng ánh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái đất 10% và giảm nhiệt độ toàn cầu khoảng 0,5°C trong 2 năm.
Đ.CAO