Phát triển kinh tế xanh hướng tới sự bền vững

Kinh tế xanh được Chương trình môi trường xanh Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.

Kinh tế xanh được Chương trình môi trường xanh Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.

Một nền kinh tế xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp phần này bao gồm năng lượng tái tạo, vận tải ít phát thải cacbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến. Theo các chuyên gia, đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, kinh tế xanh tuy còn khá mới mẻ song bước đầu đã có sự chuyển hướng đầu tư vào các công nghệ sản xuất sạch hơn, một trong các tiêu chí của nền kinh tế xanh.

Trong đó, bằng việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu kinh tế trong phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam cũng đang khẳng định quyết tâm của mình trong hoạt động này. Ngay cả Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng đã chỉ rõ đến năm 2020, các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Tất cả đều cho thấy, phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nói riêng và toàn nhân loại nói chung trong bối cảnh hiện nay.

Để nâng cao ý thức, tăng cường nhận thức của cộng đồng về phát triển kinh tế xanh cũng như phát triển bền vững, không gì hiệu quả bằng việc nhanh chóng triển khai nhanh, mạnh, đồng bộ các chiến dịch truyền thông về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nội dung liên quan đến chủ đề kinh tế xanh phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và địa phương; khuyến khích sử dụng công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu có phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường.

T.H

9 tháng đầu năm 2012, Vinamilk đạt doanh thu 20.098 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2012 Vinamilk tiếp tục ghi dấu ấn ngoạn mục trên thị trường trong và ngoài nước với tổng doanh thu đạt 20.098 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ, đạt 76% kế hoạch cả năm 2012. Lợi nhuận trước thuế đạt 5.001 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ và đạt 89% kế hoạch năm 2012. Dự kiến đến hết năm 2012, Vinamilk sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 26.500 tỷ đồng. Chiến lược của Vinamilk trong thời gian tới là phấn đấu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017 (Vinamilk hiện đang ở vị trí thứ 53).

Hiện nay, Vinamilk đã có 1 nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand và 10 nhà máy sản xuất sữa hiện đại từ Bắc vào Nam và đã chạy hết 100% công suất. Để phục vụ cho chiến lược tăng tốc phát triển, Vinamilk sẽ khánh thành 2 nhà máy chế biến sữa hiện đại bậc nhất Thế giới hiện nay vào đầu Quý II.2013, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 200 triệu USD). “Siêu nhà máy” thứ nhất ở Bình Dương giai đoạn 1 cho 400 triệu lít sữa/năm, công suất tương đương gần 9 nhà máy hiện nay của Vinamilk cộng lại, giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 800 triệu lít sữa/năm.

Nhà máy này hoàn toàn tự động hóa, với vận hành của robot. Nhà máy thứ hai chuyên sản xuất sữa bột trẻ em Dielac 2 ở khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore mà Vinamilk đã mua lại của Công ty F&N, công suất 54.000 tấn/năm. Đây là 2 công trình trọng điểm, hiện đại phục vụ cho mục tiêu tăng tốc của Vinamilk, sẽ khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 38 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30-4-2013.

M.V

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp công nghệ cao

Được sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) đã phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành thành phố, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Hội chợ Hi-Tech Agro 2012 không chỉ là sự kiện thương mại mà còn là cơ hội để doanh nghiệp TPHCM và các tỉnh, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trao đổi thông tin, kinh nghiệm cũng như thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Hội chợ Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghiệp Thực phẩm TPHCM 2012 (Hi-Tech Agro 2012) sẽ chính thức khai mạc lúc 18 giờ ngày 24-10 tại Công viên Lê Văn Tám (TPHCM). Theo ban tổ chức, Hội chợ Hi-Tech Agro 2012 qui tụ hơn 130 đơn vị, gần 250 gian hàng. Hội chợ Hi-Tech Agro 2012 bố trí tập trung thành Khu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao, Khu sinh vật cảnh và cảnh quan đô thị, Khu sản phẩm thực phẩm, Khu công nghệ và máy móc thiết bị... và thiết kế “Ngôi nhà chung” (diện tích 200m2) giới thiệu những thành tựu, tiềm năng và định hướng ngành nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến của TPHCM và các tỉnh thành.

Bên cạnh các hoạt động hội chợ, xúc tiến thương mại, Ban tổ chức đồng thời tổ chức ba buổi hội thảo chuyên đề mang nội dung định hướng và ứng dụng công nghệ cao vào ngành nông nghiệp.

M.H

Phát triển năng lượng sạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Những năm gần đây, khái niệm năng lượng xanh (sạch) đã không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới. Năng lượng xanh là những loại năng lượng thu được từ thiên nhiên không gây ô nhiễm môi trường, bền vững và có thể tái tạo... Các dạng năng lượng xanh, bao gồm: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học, năng lượng hyđrô...

Trong thời gian qua, nguồn năng lượng truyền thống được khai thác chủ yếu là dầu khí, than đá và điện nhưng chỉ trong một vài năm tới, các nguồn năng lượng này sẽ dần cạn kiệt và không thể đảm bảo lâu dài cho ngành năng lượng Việt Nam. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải ở nước ta diễn ra khá phổ biến và nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng.

Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước và tương lai, Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu năng lượng. Trước tình hình trên, phương thức chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh ngày càng trở nên cấp bách.

Theo các chuyên gia, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia vào việc phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ đã hình thành khung chính sách quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với những dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch như Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Điện lực năm 2004; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đuợc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra mục tiêu phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng: điện, dầu khí, than, năng lượng mới và tái tạo trong đó, quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển năng lượng mới và tái tạo nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển nguồn năng lượng sạch thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch, tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng chính là chìa khóa giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, cũng như giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đảm bảo an ninh lương thực và hướng đến nền kinh tế cácbon thấp.

T.M

Tin cùng chuyên mục