Hội nghị Thấp khớp học toàn quốc lần thứ VI

Phát triển và ứng dụng rắn hổ mang trong điều trị bệnh xương khớp

Muốn hiện đại hóa phải chuẩn từ nguyên liệu đầu vào
Phát triển và ứng dụng rắn hổ mang trong điều trị bệnh xương khớp

Ngày 29-9-2012, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội), đã diễn ra hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VI của Hội Thấp khớp học Việt Nam với chủ đề “Kỷ nguyên khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp”. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 chuyên gia về xương khớp hàng đầu Việt Nam và quốc tế. Tại đây, các chuyên gia đã có những báo báo quý giá cho ngành y học nước nhà với những cập nhật trong điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp.

Muốn hiện đại hóa phải chuẩn từ nguyên liệu đầu vào

Với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, cụm từ “hiện đại hóa” không còn quá mới mẻ với ngành dược, đặc biệt là dược cổ truyền. Trước đây, để sử dụng một phương thuốc, phải trải qua rất nhiều công đoạn: làm sạch, phơi khô, tẩm, sao vàng, đun, sắc… rất mất thời gian. Hiện nay, chúng ta tách chiết, phân tích định tính, định lượng để sản xuất ra các viên nang, siro, viên nén… giúp người bệnh có thể dễ dàng sử dụng và tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

Tuy nhiên phải kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất thì mới có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng. Điển hình có Công ty Cổ phần Nam Dược với định hướng gìn giữ và phát triển tinh hoa thuốc Nam của người Việt đã xây dựng lên các vùng trồng nguyên liệu vừa đảm bảo chất lượng của nguyên liệu vừa giúp người nông dân làm giàu.

Hiện nay, Nam Dược có các vùng trồng đậu nành ở Nam Định (sản xuất Bảo Xuân), vùng trồng kinh giới ở Hưng Yên (sản xuất siro ho cảm Ích Nhi), hợp tác với trại nuôi rắn Vĩnh Sơn (sản xuất viên nang Bách Xà)… Đây cũng là doanh nghiệp có nhà máy sản xuất đạt nhiều bộ tiêu chuẩn của thế giới: GMP, ISO 9001, SA 8000…

Ứng dụng rắn hổ mang trong điều trị các bệnh xương khớp

Theo bác sĩ Phạm Hưng Củng (nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền), trong khi một số nhóm thuốc tân dược giúp giảm đau thể hiện các tác dụng phụ nguy hiểm thì việc phát triển và ứng dụng y học cổ truyền để điều trị các bệnh xương khớp là việc rất nên làm. Rắn hổ mang là một ví dụ. Theo y học hiện đại, thịt rắn nạc, săn chắc do vận động nhiều nên cao rắn hổ mang chứa nhiều acid amin và dinh dưỡng thiết yếu. Acid amin là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp các Proteoglycan. Tác dụng của Proteoglycan là hấp thu nước và chất dịch đến nơi mà xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương. Các Proteoglycan tăng cường chất dịch không những làm giảm đau viêm khớp mà còn ngăn ngừa biến chứng, vì nó dần dần khắc phục sự tổn hại của xương khớp, giải quyết triệt để các chứng viêm.

Rắn hổ mang có tác dụng tốt với bệnh xương khớp như vậy nhưng do nguồn cung, do cách thức sử dụng mà nhiều bệnh nhân không có cơ hội dùng. Do đó, Công ty Nam Dược đã hợp tác với trại nuôi rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) để có nguồn nguyên liệu chuẩn và ổn định sản xuất thành dạng viên nang tiện dùng, góp phần chăm sóc sức khỏe xương khớp cho toàn dân. Đây thực sự là một mô hình tiêu biểu để góp phần thúc đẩy phát triển y học cổ truyền cũng như tinh hoa thuốc nam.

Ngọc Lan

Tin cùng chuyên mục