Theo thống kê của Bệnh viên Bạch Mai, số lượng bệnh nhân suy thận ngày càng tăng bởi suy thận mạn không chỉ là hậu quả của các bệnh lý tại thận như: sỏi thận, viêm cầu thận mà bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, gout, lupus ban đỏ… đều dễ mắc phải. Trong khi đó, bệnh diễn biến âm thầm, khó phát hiện, gây hậu quả nặng nề nên cần chủ động phòng ngừa và điều trị khi ở giai đoạn sớm của bệnh.
Suy thận mạn - dễ gặp nhưng khó chữa
Có nhiều con đường dẫn đến suy thận mạn. Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tại thận như: viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi thận… khi mức lọc cầu thận xuống dưới 60ml/phút thì được coi là suy thận mạn. Suy thận còn xảy ra ở những người bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp với hơn 60% trường hợp bị suy thận mạn tính. Ngoài ra, những người mắc bệnh lý khác như gout, lupus ban đỏ… phải dùng thuốc điều trị kéo dài cũng là đối tượng dễ suy thận vì các thuốc này thải trừ qua thận nên làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận, lâu ngày có thể dẫn đến suy thận mạn.
Suy thận mạn giai đoạn đầu thường không biểu hiện đặc hiệu hoặc khá mơ hồ như: tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu đục, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn… Đa số bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối nên việc điều trị rất khó khăn và dễ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Người bị suy thận mạn tính sẽ tăng 34% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đồng thời nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với người bình thường. Đáng chú ý, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 lên đến 46%.
Vì vậy, những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ hoặc đã có các biểu hiện thận yếu, suy thận hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các sản phẩm giúp giải độc, tăng khả năng đào thải độc tố qua thận để tránh những hậu quả nặng nề do suy thận gây ra.
Chủ động giải độc, bảo vệ thận bằng dược liệu quý
Từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng các thảo dược quý để chăm sóc, bảo vệ thận. Những kinh nghiệm dân gian ấy đã được các nhà khoa học nghiên cứu, chứng minh và ứng dụng vào hỗ trợ điều trị bệnh thận, trong đó, nổi bật là bộ ba dược liệu: Tầm gửi gạo, Kim tiền thảo và Thổ phục linh.
Tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được ghi trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi giúp bổ can thận, được dân gian sử dụng từ rất lâu đời với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh công dụng của Tầm gửi gạo, điển hình là nghiên cứu của tiến sỹ dược học Vũ Xuân Giang (ĐH Dược Hà Nội) đăng tải trên Tạp chí Dược học chỉ ra rằng: Tầm gửi gạo chứa hoạt chất catechin giúp ngăn hình thành sỏi canxi, giúp hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang. Cao lỏng Tầm gửi gạo còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.
Kim tiền thảo cũng là dược liệu chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, phù, thận yếu, khó tiểu… rất tốt. Lý giải điều này, các nhà khoa học đã chứng minh, Kim tiền thảo chứa chất soyasaponin I (một terpenoid) chống sỏi đường niệu hiệu quả, đặc biệt là sỏi calci oxalate. Đồng thời, dịch chiết Kim tiền thảo giúp lợi niệu thông qua cơ chế ức chế enzyme chuyển angiotensine làm tăng thải Na+ và gây giãn mạch.
Ngoài ra, Thổ phục linh được nghiên cứu có tác dụng như một loại thuốc chống viêm nên giúp giảm tình trạng tiểu đục, tiểu buốt… do tình trạng viêm thận gây ra.
Đặc biệt, sự phối hợp bộ ba dược liệu quý Tầm gửi gạo, Kim tiền thảo, Thổ phục linh sẽ giúp lợi niệu, giải độc, tăng khả năng đào thải độc tố qua thận và chống viêm hiệu quả. Đây là giải pháp an toàn, tối ưu cho người thận yếu, sỏi thận và suy thận.
PHƯƠNG TUỆ