Hơn 10 năm trước, khi TPHCM làm hầm vượt sông Sài Gòn, chắc chẳng ai nghĩ rằng sẽ có lúc hầm lại bị kẹt xe như bây giờ. Bởi lẽ, khả năng thông xe của hầm khá lớn với 6 làn xe lưu thông và mỗi bên có 3 làn cho cả ô tô, xe máy. Ngoài ra còn có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60km/giờ. Thế nhưng, tình trạng ùn tắc giao thông đã diễn ra, đặc biệt trong giờ cao điểm sáng và chiều ở làn dành cho xe máy.
Sự quá tải là câu trả lời chính yếu cho vấn đề này. Theo Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn, hiện bình quân mỗi ngày có khoảng hơn 220.000 xe máy qua lại, tăng 10% so với năm 2016. Số lượng ô tô cũng vậy. Chưa có số liệu tổng kết của năm 2017 nhưng số liệu của năm 2016 là hơn 12,7 triệu lượt ô tô qua hầm, tăng hơn 35% so với năm 2015. Lượng xe tăng chủ yếu do đại đa số người dân quận 2, quận 9 qua hầm vượt sông Sài Gòn để tới trung tâm thành phố.
Thế nhưng, tại sao quá tải? Câu trả lời chắc không khó với nhiều người. Đó là quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải TPHCM vẫn đang trong quá trình thực hiện. Theo quy hoạch này, TPHCM sẽ xây 21 cầu và hầm vượt kết nối đôi bờ sông Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Sự quá tải là câu trả lời chính yếu cho vấn đề này. Theo Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn, hiện bình quân mỗi ngày có khoảng hơn 220.000 xe máy qua lại, tăng 10% so với năm 2016. Số lượng ô tô cũng vậy. Chưa có số liệu tổng kết của năm 2017 nhưng số liệu của năm 2016 là hơn 12,7 triệu lượt ô tô qua hầm, tăng hơn 35% so với năm 2015. Lượng xe tăng chủ yếu do đại đa số người dân quận 2, quận 9 qua hầm vượt sông Sài Gòn để tới trung tâm thành phố.
Thế nhưng, tại sao quá tải? Câu trả lời chắc không khó với nhiều người. Đó là quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải TPHCM vẫn đang trong quá trình thực hiện. Theo quy hoạch này, TPHCM sẽ xây 21 cầu và hầm vượt kết nối đôi bờ sông Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Hiện nay, ngoài cầu Bình Triệu, cầu Sài Gòn cũ, TPHCM mới xây được thêm cầu Thủ Thiêm 1, hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Sài Gòn 2. Nhiều năm qua, ngân sách TPHCM chỉ đáp ứng được khoảng 20%-30% nhu cầu phát triển hệ thống hạ tầng giao thông. Các giải pháp “đổi đất lấy hạ tầng” (BT) hay xã hội hóa, kêu gọi nhà đầu tư làm đường và thu phí hoàn vốn (BOT)… đều đã bộc lộ nhiều bất cập.
Thêm nữa, theo đồ án quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, TPHCM phải xây dựng các đô thị vệ tinh với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh để người dân tại đó có thể làm việc, học tập, giải trí ngay tại khu vực mình sinh sống. Thế nhưng, TPHCM lại đang phát triển đô thị như vết dầu loang. Nhiều khu dân cư mới đã mọc lên tại các khu vực được quy hoạch là đô thị vệ tinh nhưng lại rất thiếu các tiện ích cần thiết. Hầu hết trường học, bệnh viện, trụ sở doanh nghiệp lớn, khu vui chơi… vẫn tập trung trong nội thành, đặc biệt ở khu trung tâm nên mỗi sáng, người dân vẫn phải vào nội thành làm việc và chiều trở về nhà. Tình trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm tại hầm vượt sông Sài Gòn nói riêng và nhiều cửa ngõ khác đi vào nội thành TPHCM nói chung, phần lớn đều có nguyên nhân từ thực trạng này.
Vấn đề hiện nay, người dân trông chờ thành phố sớm có giải pháp đột phá để giải quyết các vấn đề nêu trên. Sở Giao thông Vận tải TPHCM đang tiến hành điều chỉnh giao thông cho hợp lý hơn, đó là nỗ lực đáng ghi nhận. Thế nhưng, giải pháp này có giới hạn bởi nguyên nhân chính của sự quá tải, đó là “cung” không đáp ứng được “cầu”. Do đó, TPHCM phải huy động mọi nguồn lực để tăng “cung”. Quốc hội vừa chấp thuận cho TPHCM thực hiện cơ chế đặc thù. Đây là cơ hội vàng cho TPHCM tìm ra các giải pháp phù hợp như tạo vốn từ khai thác quỹ đất; đầu tư phát triển một cách bài bản các đô thị vệ tinh để từng bước hạn chế tình trạng người dân ở khu vực ngoại thành mỗi sáng phải chen chân vào nội thành làm việc và chiều thì chen chân về nhà.
Người dân cũng nên chia sẻ những khó khăn về tài chính với TPHCM. Đường phố quá tải nhưng nếu mọi người chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, việc đi lại chắc chắn sẽ dễ dàng và an toàn hơn.
Thêm nữa, theo đồ án quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, TPHCM phải xây dựng các đô thị vệ tinh với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh để người dân tại đó có thể làm việc, học tập, giải trí ngay tại khu vực mình sinh sống. Thế nhưng, TPHCM lại đang phát triển đô thị như vết dầu loang. Nhiều khu dân cư mới đã mọc lên tại các khu vực được quy hoạch là đô thị vệ tinh nhưng lại rất thiếu các tiện ích cần thiết. Hầu hết trường học, bệnh viện, trụ sở doanh nghiệp lớn, khu vui chơi… vẫn tập trung trong nội thành, đặc biệt ở khu trung tâm nên mỗi sáng, người dân vẫn phải vào nội thành làm việc và chiều trở về nhà. Tình trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm tại hầm vượt sông Sài Gòn nói riêng và nhiều cửa ngõ khác đi vào nội thành TPHCM nói chung, phần lớn đều có nguyên nhân từ thực trạng này.
Vấn đề hiện nay, người dân trông chờ thành phố sớm có giải pháp đột phá để giải quyết các vấn đề nêu trên. Sở Giao thông Vận tải TPHCM đang tiến hành điều chỉnh giao thông cho hợp lý hơn, đó là nỗ lực đáng ghi nhận. Thế nhưng, giải pháp này có giới hạn bởi nguyên nhân chính của sự quá tải, đó là “cung” không đáp ứng được “cầu”. Do đó, TPHCM phải huy động mọi nguồn lực để tăng “cung”. Quốc hội vừa chấp thuận cho TPHCM thực hiện cơ chế đặc thù. Đây là cơ hội vàng cho TPHCM tìm ra các giải pháp phù hợp như tạo vốn từ khai thác quỹ đất; đầu tư phát triển một cách bài bản các đô thị vệ tinh để từng bước hạn chế tình trạng người dân ở khu vực ngoại thành mỗi sáng phải chen chân vào nội thành làm việc và chiều thì chen chân về nhà.
Người dân cũng nên chia sẻ những khó khăn về tài chính với TPHCM. Đường phố quá tải nhưng nếu mọi người chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, việc đi lại chắc chắn sẽ dễ dàng và an toàn hơn.