Cụ thể vào lúc 17 giờ ngày 7-5, tại căn nhà 47/58/2 Lạc Long Quân, phường 1 (quận 11), đã xảy ra vụ cháy lớn làm 8 người chết và 1 người bị thương. Đáng nói căn nhà này vừa sản xuất kinh doanh xi đánh bóng gạch được chế biến từ sáp đèn cầy, dầu lửa và sinh sống.
Chính vì thế, ngày 31-5, UBND TPHCM đã ban hành quy định về an toàn PCCC đối với nhà ở riêng kẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn TPHCM. Quy định này có hiệu lực từ ngày 10-6-2021.
Theo đó, trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cá nhân cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bàn về PCCC&CNCH… Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những nguyên nhân, nguy cơ cháy nổ trong phạm vi quản lý, tự giả định tình huống, cách xử lý khi có sự cố về cháy, nổ xảy ra và phổ biến cho các thành viên trong gia đình, người làm việc tại cơ sở để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra.
Tự trang bị các phương tiện PCCC, CNCH tại chỗ, thực hiện tốt công tác kiểm tra bảo quản, bão dưỡng đảm bảo các phương tiện luôn hoạt động tốt. Phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị phương tiện PCCC, CNCH đã trang bị. Phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong già đình, người lao động và mọi người xung quanh thực hiện các quy định của pháp luật PCCC.
Đối với nhà ở riêng lẻ thì chủ hộ, cá nhân cần duy trì các biện pháp án toàn PCCC nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh cháy, nổ trong quá trình sinh hoạt. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, không cản trở lối và đường thoát hiểm, bố trí nơi để chìa khoá, dụng cụ phá dỡ thông thường như búa, rìu, xà beng, kìm cộng lực…ở nơi dễ thấy, dễ lấy để kịp thời mở cửa khu có sự cố. Không bố trí, sử dụng bình xịt diệt côn trùng tại vị trí sử dụng ngọn lửa trần để đun nấu…
Khi sửa chữa, cải tạo nhà ở phải sử dụng thợ hàn đã được cấp chứng chỉ về hàn cắt và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC. Quá trình thi công phải đảm bảo giải pháp ngăn cháy, có biện pháp che chắn không để vảy hàn tiếp xúc với các chất dễ cháy; chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy và phải có người giám sát, sẵn sàng chữa cháy trong suốt quá trình hàn cắt và sau khi hàn cắt 30 phút.
Mỗi nhà ở riêng lẻ cần trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy ở mỗi tầng phù hợp với quy mô, điều kiện gia đình. Bình chữa cháy phải được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện cho việc sử dụng để kịp thời xử lý sự cố cháy, nổ xảy ra; khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy không quá 20m.
Đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất thì phải quy định chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8m và chiều cao thông thủy tối thiểu 1,9m. Đối với nhà chỉ có 1 lối ra thoát nạn, phải bố trí lối thoát nạn thứ 2 bằng cầu thang ngoài nhà hoặc thang nối giữa các tầng nhà hoặc lối ra khẩn cấp như: lối thoát qua ban công, lối lên sân thượng hoặc lên mái để có khả năng thoát nạn sang các nhà liền kề hoặc khu vực an toàn.
Nhà có tầng sân thượng phải bố trí thông thoáng, có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định. Tại vị trí cửa lên tầng mái nếu có bố trí khóa cửa, phải thiết kế để có thể dễ dàng thao tác mở cửa từ bên trong.
Không xây bít ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khỏi tự nhiên. Đối với nhà không có các ô thông tầng hoặc đã lắp kính cần thiết kế, lắp đặt các lỗ cửa thoát khỏi tự nhiên trong nhà thông qua mái nhà hoặc thoát khỏi trực tiếp ra không gian bên ngoài tại các tầng.
Cửa chính của nhà thoát nạn ra ngoài phải sử dụng cửa có bản lề. Nhà có thiết kế ban công, phải đảm bảo thông thoáng, không được che chắn ban công tạo thành phòng, không lắp đặt lồng sắt, lưới sắt gây cản trở việc thoát nạn và cứu người khi xảy ra cháy, nổ….