Theo Thủ tướng, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Một trong các chủ trương lớn được Chính phủ tập trung chỉ đạo là xây dựng CPĐT phục vụ cải cách hành chính.
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, thực hiện với một số kết quả đạt được. Cụ thể, năm 2016, chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam được Liên hiệp quốc xếp hạng thứ 89/193 quốc gia. Trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193. Cơ bản hoàn thành kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ. Đã có 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan; có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ, ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trừ một số bộ, cơ quan đặc thù.
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, thực hiện với một số kết quả đạt được. Cụ thể, năm 2016, chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam được Liên hiệp quốc xếp hạng thứ 89/193 quốc gia. Trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193. Cơ bản hoàn thành kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ. Đã có 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan; có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ, ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trừ một số bộ, cơ quan đặc thù.
Về tiến độ hoàn thành xây dựng CPĐT trong năm 2018, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, đối với Văn phòng Chính phủ (VPCP), đơn vị chủ trì trong việc tổ chức xây dựng CPĐT và triển khai các giải pháp được nêu tại Nghị quyết 36a tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về: Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương năm 2018; Kế hoạch xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Quy chế gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản bốn cấp chính quyền; Kế hoạch thực hiện Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, hoàn thành việc xây dựng và đưa vào thử nghiệm Cổng Dịch vụ công quốc gia; hoàn thiện kết nối, liên thông Hệ thống quản lý văn bản và điều hành giữa VPCP với các bộ, ngành, địa phương; xây dựng, đưa vào vận hành Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong tháng 12-2018…
Tại Nghị quyết 01 ban hành ngày 1-1-2018, một trong những nhiệm vụ Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung là xây dựng Chính phủ phục vụ người dân, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xử lý hồ sơ công việc trên mạng máy tính trong các cơ quan hành chính. Nghị quyết 01 của Chính phủ cũng nêu rõ, cùng với việc tiếp tục triển khai mạnh mẽ và toàn diện cải cách hành chính, quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung xây dựng CPĐT phục vụ người dân. Cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xử lý hồ sơ công việc trên mạng máy tính trong các cơ quan hành chính, trước hết là ở các bộ, UBND các tỉnh, thành phố. Thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp. Tạo chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân thông qua việc thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và các dịch vụ công trực tuyến; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Xử lý dứt điểm và công khai kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính. Tăng cường thực hiện công tác bảo đảm an toàn, có phương án ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng. Chính phủ cũng chỉ đạo phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng CPĐT; phấn đấu nâng cao chỉ số đánh giá về CPĐT của Liên hiệp quốc đối với cả 3 nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phối hợp với các cơ quan đánh giá của Liên hiệp quốc để kịp thời cung cấp thông tin chính xác, cập nhật về tình hình xây dựng, triển khai CPĐT tại các cơ quan nhà nước của Việt Nam…
Mặc dù còn nhiều khó khăn vướng mắc trong xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối hệ thống, nhưng năm 2018, VPCP đặt mục tiêu đổi mới, cải cách mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, tập trung cho ứng dụng CNTT, xây dựng VPCP điện tử và tham mưu tốt trong việc xây dựng CPĐT toàn quốc. Với những biện pháp, chỉ đạo và tinh thần quyết liệt trên, hy vọng CPĐT ở Việt Nam sẽ sớm thành hiện thực để việc cải cách thủ tục hành chính được thực hiện triệt để, để người dân, doanh nghiệp hài lòng sự phục vụ hiệu quả của các cơ quan chức năng.
Tại Nghị quyết 01 ban hành ngày 1-1-2018, một trong những nhiệm vụ Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung là xây dựng Chính phủ phục vụ người dân, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xử lý hồ sơ công việc trên mạng máy tính trong các cơ quan hành chính. Nghị quyết 01 của Chính phủ cũng nêu rõ, cùng với việc tiếp tục triển khai mạnh mẽ và toàn diện cải cách hành chính, quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung xây dựng CPĐT phục vụ người dân. Cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xử lý hồ sơ công việc trên mạng máy tính trong các cơ quan hành chính, trước hết là ở các bộ, UBND các tỉnh, thành phố. Thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp. Tạo chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân thông qua việc thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và các dịch vụ công trực tuyến; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Xử lý dứt điểm và công khai kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính. Tăng cường thực hiện công tác bảo đảm an toàn, có phương án ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng. Chính phủ cũng chỉ đạo phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng CPĐT; phấn đấu nâng cao chỉ số đánh giá về CPĐT của Liên hiệp quốc đối với cả 3 nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phối hợp với các cơ quan đánh giá của Liên hiệp quốc để kịp thời cung cấp thông tin chính xác, cập nhật về tình hình xây dựng, triển khai CPĐT tại các cơ quan nhà nước của Việt Nam…
Mặc dù còn nhiều khó khăn vướng mắc trong xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối hệ thống, nhưng năm 2018, VPCP đặt mục tiêu đổi mới, cải cách mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, tập trung cho ứng dụng CNTT, xây dựng VPCP điện tử và tham mưu tốt trong việc xây dựng CPĐT toàn quốc. Với những biện pháp, chỉ đạo và tinh thần quyết liệt trên, hy vọng CPĐT ở Việt Nam sẽ sớm thành hiện thực để việc cải cách thủ tục hành chính được thực hiện triệt để, để người dân, doanh nghiệp hài lòng sự phục vụ hiệu quả của các cơ quan chức năng.