Trước đó hoạt động đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng Nghị định số 115/CP ngày 18-4-1977 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Qua một số lần sửa đổi và đến nay Luật Đầu tư nước ngoài được thay thế bằng Luật Đầu tư, áp dụng chung cho tất cả mọi loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được hoạt động trong môi trường pháp lý ngày càng minh bạch và thông thoáng hơn, phát huy được vai trò và đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20-8-2017, cả nước có 23.972 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 308,59 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 165,15 tỷ USD, bằng 53,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TPHCM vẫn là địa phương dẫn đầu với 42,3 tỷ USD (chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 28,9 tỷ USD (9,3%), Bà Rịa - Vũng Tàu với 26,8 tỷ USD (8,6%), Hà Nội với 26,6 tỷ USD (8,6%)…
Không thể phủ nhận rằng ĐTNN đã tạo ra một phương thức thu hút đầu tư mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần hết sức quan trọng vào xuất khẩu, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016 và 8 tháng đầu năm nay.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20-8-2017, cả nước có 23.972 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 308,59 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 165,15 tỷ USD, bằng 53,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TPHCM vẫn là địa phương dẫn đầu với 42,3 tỷ USD (chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 28,9 tỷ USD (9,3%), Bà Rịa - Vũng Tàu với 26,8 tỷ USD (8,6%), Hà Nội với 26,6 tỷ USD (8,6%)…
Không thể phủ nhận rằng ĐTNN đã tạo ra một phương thức thu hút đầu tư mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần hết sức quan trọng vào xuất khẩu, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016 và 8 tháng đầu năm nay.
Quan trọng không kém, ĐTNN đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với dòng vốn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp. Hàng triệu việc làm mới đã được tạo ra nhờ khu vực này với chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Trình độ công nghệ, đặc biệt là trong một số ngành như dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo được cải thiện.
Nhưng bức tranh ĐTNN không chỉ có màu hồng. Tỷ lệ việc làm mới được tạo ra chưa tương xứng (chỉ chiếm 3,9% trong tổng số lao động có việc làm). Thu nhập bình quân của người lao động khu vực ĐTNN chỉ cao hơn chút ít so với khu vực tư nhân và vẫn còn nhiều vụ đình công, tranh chấp liên quan đến lao động, tiền lương. Mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao, công nghệ nguồn) và chuyển giao công nghệ vẫn chưa đạt được. Và đáng lưu ý hơn cả, tình trạng doanh nghiệp ĐTNN vi phạm quy định về chuyển giá, môi trường, tài chính, lao động… vẫn phổ biến. Các vụ vi phạm pháp luật về môi trường của doanh nghiệp ĐTNN thường diễn ra với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, ảnh hưởng tiêu cực trên diện rộng.
Định hướng chung để khắc phục những nhược điểm này đã được Đảng và Nhà nước xác định rõ từ lâu, đó là chọn lọc các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế; thu hút các dự án quy mô lớn, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ; không chấp nhận các dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng, công nghệ lạc hậu và sử dụng không hiệu quả đất đai, tài nguyên. Theo lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, tới đây cơ quan quản lý nhà nước một mặt sẽ tập trung rà soát, phân loại các dự án ĐTNN; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cấp phép và quản lý dự án ĐTNN của các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư để chấn chỉnh công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép, không cấp phép các dự án công nghệ lạc hậu, có tác động xấu tới môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất khu công nghiệp; nâng cao hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, chế tài xử phạt mạnh đối với các trường hợp vi phạm.
Đáng lưu ý, một số giải pháp quan trọng khác sẽ là đưa vào vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN để tăng cường khả năng theo dõi, giám sát các dự án cũng như tổng hợp, cập nhật số liệu về tình hình ĐTNN trên phạm vi cả nước, phục vụ công tác xây dựng luật pháp, chính sách về ĐTNN. Hiện thực hóa những giải pháp nêu trên là công việc không dễ dàng, thậm chí cần đến sự quả cảm.
Nhưng bức tranh ĐTNN không chỉ có màu hồng. Tỷ lệ việc làm mới được tạo ra chưa tương xứng (chỉ chiếm 3,9% trong tổng số lao động có việc làm). Thu nhập bình quân của người lao động khu vực ĐTNN chỉ cao hơn chút ít so với khu vực tư nhân và vẫn còn nhiều vụ đình công, tranh chấp liên quan đến lao động, tiền lương. Mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao, công nghệ nguồn) và chuyển giao công nghệ vẫn chưa đạt được. Và đáng lưu ý hơn cả, tình trạng doanh nghiệp ĐTNN vi phạm quy định về chuyển giá, môi trường, tài chính, lao động… vẫn phổ biến. Các vụ vi phạm pháp luật về môi trường của doanh nghiệp ĐTNN thường diễn ra với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, ảnh hưởng tiêu cực trên diện rộng.
Định hướng chung để khắc phục những nhược điểm này đã được Đảng và Nhà nước xác định rõ từ lâu, đó là chọn lọc các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế; thu hút các dự án quy mô lớn, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ; không chấp nhận các dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng, công nghệ lạc hậu và sử dụng không hiệu quả đất đai, tài nguyên. Theo lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, tới đây cơ quan quản lý nhà nước một mặt sẽ tập trung rà soát, phân loại các dự án ĐTNN; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cấp phép và quản lý dự án ĐTNN của các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư để chấn chỉnh công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép, không cấp phép các dự án công nghệ lạc hậu, có tác động xấu tới môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất khu công nghiệp; nâng cao hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, chế tài xử phạt mạnh đối với các trường hợp vi phạm.
Đáng lưu ý, một số giải pháp quan trọng khác sẽ là đưa vào vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN để tăng cường khả năng theo dõi, giám sát các dự án cũng như tổng hợp, cập nhật số liệu về tình hình ĐTNN trên phạm vi cả nước, phục vụ công tác xây dựng luật pháp, chính sách về ĐTNN. Hiện thực hóa những giải pháp nêu trên là công việc không dễ dàng, thậm chí cần đến sự quả cảm.