Sau nhồi máu cơ tim: Để cuộc sống không còn là cuộc chiến!

Giữ được tính mạng sau cơn nhồi máu cơ tim đã là rất may mắn. Nhưng làm sao để phòng ngừa biến chứng và tái phát nhồi máu cơ tim còn là cả cuộc chiến gian nan lâu dài phía trước.

Giữ được tính mạng sau cơn nhồi máu cơ tim đã là rất may mắn. Nhưng làm sao để phòng ngừa biến chứng và tái phát nhồi máu cơ tim còn là cả cuộc chiến gian nan lâu dài phía trước.

Mối lo biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là hậu quả cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Các mảng xơ vữa động mạch vỡ ra hình thành cục máu đông chặn dòng máu về tim, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn tới tình trạng này. Khi bị nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu bằng thuốc giãn mạch, tiêu cục máu đông hoặc phẫu thuật nong rộng lòng động mạch, đặt stent lòng mạch nhằm giúp người bệnh dễ thở hơn, không còn đau thắt ngực nữa.

Song, sau khi được cứu không có nghĩa là tình trạng nhồi máu cơ tim sẽ không xuất hiện tiếp. Bởi tuy cơ tim phục hồi nhưng do mô sẹo đã hình thành ở vùng tổn thương nên nó không thể lành lặn và co bóp khỏe mạnh như trước. Tiếp nữa, bệnh mạch vành hoàn toàn có thể tái phát. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sống mà còn đẩy người bệnh vào nguy cơ gặp biến chứng nếu không được chăm sóc tốt. Biến chứng sớm sau nhồi máu cơ tim thường là suy tim, trụy mạch, rối loạn nhịp tim… Biến chứng muộn có thể là đau thần kinh nhạy cảm, đau thấp khớp và nguy hiểm là đau thắt ngực báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim tái phát. Vì thế, dù thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng những di chứng sau nhồi máu cơ tim cũng khiến cuộc sống bệnh nhân trở thành cuộc chiến trường kỳ bảo toàn mạng sống.

Nguyên tắc vàng giảm nhẹ gánh lo

Để phòng biến chứng và tái phát nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nguyên tắc thứ hai là ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ, không dùng rượu bia, thuốc lá, tập thể dục hàng ngày, giữ tinh thần vui vẻ. Bên cạnh đấy, có thể sử dụng thêm thảo dược giúp cho hiệu quả điều trị được nâng lên, đồng thời giảm tác dụng phụ từ thuốc Tây. Trong đó, Đan sâm, Ngải hoa đỏ là thảo dược được đánh giá tốt nhất cho bệnh tim.

Đan sâm (tên khoa học Salvia miltiorhiza) đã được sử dụng từ 2000 năm qua trong y học cổ truyền cho các bệnh lý tim mạch và được khoa học hiện đại chứng minh chứa Tanshinon IIA và acid Salvianolic B, hoạt chất hàng đầu trong hỗ trợ điều trị bệnh tim. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ năm 2011 của nhóm nhà khoa học đến từ Nhật Bản và Trung Quốc khẳng định Tanshinon IIA giúp điều trị đau thắt ngực, giãn mạch vành, tiêu cục máu đông, điều hòa nhịp tim hiệu quả không thua kém thuốc tân dược. Đồng thời, tài liệu của Bệnh viện ĐH. Y Ôn Châu (Trung Quốc) cho hay acid Salvianolic B giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa và ổn định các mảng xơ vữa động mạch, từ đó giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim rất tốt.

Ngải hoa đỏ: Theo kinh nghiệm dân gian,  được người dân vùng Tây Bắc sử dụng từ lâu như là “bảo bối” trong các trường hợp đau thắt ngực, tim đập nhanh bằng cách cần lấy thân, rễ, lá Ngải hoa đỏ sắc uống hàng ngày. Gần đây các nhà khoa học đã nhận thấy được tác dụng quý giá của cây thuốc này và định danh chính xác với tên khoa học là Canna warszewiczii, đăng tải trên Tạp chí Dược học -12/2015 (số 476 Năm 55)

Hiện nay, các nhà khoa học đã kết hợp chiết xuất Đan sâm, Ngải hoa đỏ và Giảo cổ lam giúp tăng cường máu tới cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim, giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Vì thế, bộ ba thảo dược này rất phù hợp cho những người bị đau thắt ngực, khó thở do cơ tim thiếu máu, người bị hẹp động mạch vành, suy tim, người bị hồi hộp, đánh trống ngực. Sự kết hợp Đan sâm, Ngải hoa đỏ, Giảo cổ lam sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp người bệnh sau nhồi máu cơ tim xua tan nỗi lo, tận hưởng cuộc sống.


KIM HỒNG

Tin cùng chuyên mục