Sử dụng nước Dầu Tiếng quá lãng phí

Dầu Tiếng là hồ thủy lợi lớn nhất cả nước, phục vụ nguồn nước ngọt để sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt và sau này là công nghiệp cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và TPHCM. Hồ Dầu Tiếng ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển khu vực khi nguồn nước tự nhiên ngày càng khan hiếm. Nhận thấy điều đó, Bộ NN-PTNT đã xây dựng thêm hồ thủy lợi Phước Hòa (Bình Phước) để bổ sung nguồn nước cho hồ Dầu Tiếng.

Dầu Tiếng là hồ thủy lợi lớn nhất cả nước, phục vụ nguồn nước ngọt để sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt và sau này là công nghiệp cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và TPHCM. Hồ Dầu Tiếng ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển khu vực khi nguồn nước tự nhiên ngày càng khan hiếm. Nhận thấy điều đó, Bộ NN-PTNT đã xây dựng thêm hồ thủy lợi Phước Hòa (Bình Phước) để bổ sung nguồn nước cho hồ Dầu Tiếng.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Hùng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng, do rừng đầu nguồn bị khai thác, chuyển qua trồng cao su, đất nông nghiệp hay làm đập ngăn dòng để tưới cây trồng nên nguồn nước về hồ Dầu Tiếng mùa khô hầu như không còn.

Từ 26 năm qua, chỉ 2 lần hồ Dầu Tiếng tích dư nước nên phải xả. So với mực nước chết của hồ 17m, mực nước hồ Dầu Tiếng hiện nay chỉ nhỉnh hơn 1m, tương đương khoảng 200 triệu m³. Với nguồn nước còn lại này, việc cung cấp nước tưới vừa cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt và hoạt động công nghiệp vừa làm nhiệm vụ xả lũ đẩy mặn trên sông Sài Gòn cho Nhà máy nước Tân Hiệp (TPHCM) là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Cuối mùa mưa năm 2010, hồ Dầu Tiếng không thể tích nước đầy hồ như mực thiết kế 24,4m, vì vậy lúc đó, việc tiết kiệm nguồn nước tưới đã được đặt ra.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn nước ngày càng khan hiếm, tiết kiệm nước ngọt là điều phải được đặt lên hàng đầu, nhưng theo ông Vũ Đức Hùng, việc sử dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng hiện nay còn cực kỳ lãng phí. Ngay như năm 2009, khi hồ tích đủ nước thiết kế (24,4m), nhưng đến cuối mùa khô năm sau đã không còn. Theo khảo sát và tính toán, hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp vùng hưởng lợi của hồ Dầu Tiếng không cao. Mỗi hécta lúa đông-xuân và xuân-hè sử dụng quá nhiều nước, từ 9.000 - 10.000m³/ha/vụ. Năng suất chỉ đạt 4 tấn/ha nhưng tiêu tốn đến 2,4 - 2,5m³ nước để tạo ra 1kg lúa. Trong khi ở ĐBSCL chỉ cần 0,5m³ nước đã tạo ra 1kg lúa.

Vấn đề do đặc điểm đất khu vực này (Tây Ninh, TPHCM, Bình Dương) và một phần Long An (Đức Hòa, Đức Huệ) đa phần là nền đất cát, ít giữ nước, trong khi lúa cần nhiều nước so với các loại cây trồng ngắn ngày khác. Do vậy cần tính toán chuyển qua trồng cây khác phù hợp hơn, hiệu quả hơn và sử dụng nguồn nước ít hơn như đậu phộng chẳng hạn, nhằm tiết kiệm nguồn nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt ngày càng nhiều của cả khu vực. Cần xem xét lại cơ chế quản lý, cấp nước của hệ thống. Hiện nay chưa quy về một mối trong việc cung cấp nước cho các hộ dùng nước, đôi khi chưa có sự thống nhất giữa các địa phương. Cần tránh thất thoát nước do tự lấy nước nhiều hơn nhu cầu mà không kiểm soát được, nhất là nước để nuôi trồng thủy sản.

Điều đáng lo khác, sau 26 năm đưa vào sử dụng, phần lòng hồ bị bồi lắng với tổng dung tích khoảng 95 triệu m³ (6% dung tích lòng hồ), tương đương 3,9 triệu m³/năm. Sau 100 năm vận hành, dung tích hồ còn khoảng 75,3% dung tích thiết kế ban đầu và sau 120 năm sẽ đạt dung tích chết của hồ nếu không có biện pháp giảm bồi lắng.

CÔNG PHIÊN

Tin cùng chuyên mục