Thành phố Hồ Chí Minh trên đà phục hồi “sớm hơn dự đoán” của 6 tháng đầu năm, nay tiếp tục tăng tốc với nội lực lẫn sức cạnh tranh đang trỗi dậy. Một trong số giải pháp trọng tâm là tập trung, dồn lực cho nhiệm vụ tháo cho bằng được các điểm nghẽn trong cải cách hành chính.
Ngày 1-7, đoàn kiểm tra về công tác cải cách hành chính (CCHC) của TPHCM do đồng chí Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, dẫn đầu đã kiểm tra tại UBND quận 1.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Lệ lưu ý quận 3 tăng tốc triển khai các đề án, chỉ tiêu, chương trình trọng điểm; rà soát, bổ sung các giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM khóa XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2020-2025.
Chiều 30-6, đoàn kiểm tra, khảo sát của UBND TPHCM do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan làm trưởng đoàn, đã có buổi kiểm soát, khảo sát thủ tục hành chính (TTHC), đánh giá chất lượng giải quyết TTHC và công tác cải cách hành chính (CCHC) tại UBND quận 7.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, dù khó đến đâu, TPHCM cũng phải cùng các bộ ngành trung ương tháo gỡ được vướng mắc của chính quyền đô thị. Có rất nhiều vướng mắc nhưng tựu trung lại, vướng nhất là phân cấp phân quyền. TPHCM cần có báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện mô hình chính quyền đô thị, đề xuất các vấn đề cần giải quyết.
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TPHCM Nguyễn Phước Lộc cho biết, 6 tháng đầu năm, TPHCM đã chọn lựa triển khai một số vấn đề, giải pháp có tính trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã có những phần việc để cụ thể hóa Kết luận 14-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 vừa được Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố cho thấy, TPHCM từ nhóm trung bình thấp của năm trước, nay tụt xuống nhóm thấp. Nhiều năm qua, TPHCM luôn đặt mục tiêu cải thiện các chỉ số xếp hạng cải cách hành chính, nhưng thực tế là chưa năm nào đạt được.
Báo cáo trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gửi đến các vị đại biểu Quốc hội cho biết, tổng số thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ năm 2016 là 508 thủ tục; đến nay đã cắt giảm, đơn giản hóa 344 thủ tục (chiếm tỷ lệ 67,7%). Ước tính số tiền tiết kiệm từ việc cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.000 tỷ đồng.
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và chỉ số CCHC năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bên hành lang hội nghị, phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ.
Năm 2021, Sóc Trăng có chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đứng thứ 9/63 tỉnh thành cả nước và đứng đầu ĐBSCL. So với năm 2020, chỉ số SIPAS của Sóc Trăng tăng 5 bậc.
Sáng 25-5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 và chỉ số CCHC năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 16-5, ngày làm việc đầu tiên trong Tháng hành động “Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong ngày”, phóng viên Báo SGGP ghi nhận tại nhiều cơ quan, đơn vị không khí làm việc khẩn trương, giải quyết hồ sơ nhanh chóng cho người dân, doanh nghiệp. Nhiều thủ tục được rút ngắn thời gian giải quyết từ nhiều ngày xuống còn 1 ngày.
Sáng 13-5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp đồng chí Viengthong Siphandon, Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Lào, đang thăm Việt Nam.
Sở TT-TT TPHCM phát động và ký kết giao ước thi đua hưởng ứng Tháng hành động “Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ngay trong ngày”, nỗ lực tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp.