Cuối phiên họp chiều 21-4, với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã quyết định bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị thêm 2 ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký quyết định phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”.
Trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường phải thực hiện tiết kiệm, tăng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng để dạy online nhưng vẫn dành hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên trong năm học 2021-2022. Nhiều trường còn cho sinh viên nợ học phí hoặc chỉ đóng 50% học phí để chia sẻ với sinh viên trong lúc dịch bệnh còn phức tạp.
Khơi thông dòng vốn là giải pháp cấp thiết giúp nuôi dưỡng nội lực doanh nghiệp Việt, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp nội đang có dấu hiệu đuối sức vì dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Trên cơ sở đó, để giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, PV Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) về vấn đề này.
Chính sách thu hút chuyên gia thời gian qua được TPHCM quan tâm, triển khai nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, xung quanh vấn đề này.
Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục ở vùng ĐBSCL đang có những tín hiệu tích cực. Hệ thống các trường ngoài công lập không ngừng phát triển về số lượng, quy mô và chất lượng; từng bước xây dựng được uy tín. Dù vậy, ĐBSCL đang cần chính sách ưu đãi hơn nữa nhằm tạo sự đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư vào giáo dục.
Trong văn bản góp ý Dự thảo Luật Đầu tư mới đây, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, pháp luật về nhà ở hiện nay đã quy định chính sách ưu đãi nhà ở xã hội (NƠXH), tuy nhiên chưa quy định chính sách ưu đãi đối với nhà ở thương mại giá thấp.
Từ tháng 5-2020, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Nộp tiền bảo lãnh, xe vi phạm giao thông sẽ không bị tạm giữ; Trường hợp nào bị hủy toàn bộ kết quả thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2020; Bảy công việc người lao động Việt Nam không được làm ở nước ngoài; Thêm 4 ngành nghề được ưu đãi đầu tư…
Thu ngân sách từ thuế bị giảm xuống là một xu hướng đáng lo ngại, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết tại Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam 2019 do VEPR phối hợp với Oxfam tổ chức ngày 13-11, tại Hà Nội.
Luật sư Trương Thị Hòa góp ý và được nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo đồng tình: Nên sửa tên “Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng” thành “Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước”.
Việc DN nước ngoài ồ ạt đổ vốn vào thị trường Việt Nam đã minh chứng lợi thế từ những chính sách ưu đãi đầu tư dành cho DN ngoại. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc hỗ trợ đối với DN tư nhân trong nước dường như chưa được quan tâm đúng mức.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành khung lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội (NOXH); xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong giai đoạn 2019-2020.
Nhớ câu chuyện 15 năm trước, các nghị quyết của Chính phủ luôn đặt ra chỉ tiêu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là ngành sản xuất chủ lực trong chục năm tới. Bao chính sách ưu đãi từ đó mà ra, ưu đãi đất đai, ưu đãi thuê đất và đặc biệt là ưu đãi lãi suất khi vay vốn. Thế nhưng, đến giờ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng chỉ là ngành… lắp ráp!