Giải pháp căn bản nhất là Bộ GD-ĐT có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính đưa sách giáo khoa (SGK) vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa để trình Quốc hội quyết định, có chính sách trợ giá, hỗ trợ SGK cho đối tượng học sinh khó khăn. Dù Bộ Tài chính chưa phản hồi nhưng Bộ GD-ĐT kiên trì kiến nghị này.
Danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 10 do Bộ GD-ĐT công bố là 44 SGK lớp 10 của 14 môn học và hoạt động giáo dục. Danh mục SGK lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm 40 SGK của 12 môn học và hoạt động giáo dục
Hôm nay 5-3 là thời hạn cuối các trường tiểu học và THCS trên địa bàn TPHCM báo cáo kết quả đề xuất danh mục sách giáo khoa (SGK) thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 ở lớp 2 và lớp 6. Đây là cơ sở quan trọng để Hội đồng lựa chọn SGK cấp TP quyết định danh mục SGK bắt đầu thực hiện từ năm học 2021-2022.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022. Rút kinh nghiệm từ việc thẩm định SGK lớp 1 trước đó dẫn đến lùm xùm xoay quanh vụ bộ SGK Cánh diều, Bộ GD-ĐT khẳng định, công tác thẩm định SGK lớp 2, lớp 6 được thực hiện đúng quy trình, quy định.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, theo quy định hiện hành, sách giáo khoa không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá hoặc nhà nước định giá.