Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp trực tuyến lần thứ 3 Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Ngày 20-6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tại Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và làm việc với các đơn vị, địa phương liên quan.
Hôm nay 13-6, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 3 với nội dung trọng tâm là xây dựng pháp luật và xem xét thông qua các nghị quyết.
Đồng ý trao cơ chế chỉ định thầu, song ĐB Tạ Văn Hạ cho rằng cần rút kinh nghiệm khi chỉ định thầu “cần phải làm thật tốt, thật kỹ để tránh chuyện sau này lại tiếp tục phải xử lý hậu quả, đặc biệt đau đớn nhất là làm mất đội ngũ cán bộ".
Tại phiên thảo luận vào sáng 6-6, Quốc hội đã xem xét, cho chủ trương, bố trí nguồn vốn, xác định phương thức đầu tư và các vấn đề khác có liên quan 5 dự án hạ tầng giao thông quan trọng cấp quốc gia, thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Chính phủ đã trình Quốc hội tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư 3 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1).
Căn cứ tình hình chuẩn bị thực tế, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan có liên quan, Quốc hội quyết định lùi thời gian trình 5 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc.
Theo tờ trình của Chính phủ, đến năm 2021, dự án đã được triển khai hoàn thành khoảng 2.362 km/2.744km, đạt 86,1% và khoảng 258km tuyến nhánh; đang thực hiện 211km; chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện 171km còn lại để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh.
Báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp chiều 13-5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, qua thẩm tra 3 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1), Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư các dự án này.
Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đầu tư đối tác công tư (PPP).
Theo kế hoạch Dự án đường Vành đai 3 của TPHCM và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV trong tháng 5 này. Hiện Hà Nội và TPHCM rất quyết tâm thúc đẩy dự án.
Cần xử lý nghiêm tình trạng trục lợi trong giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Đại úy công an trả lại 300 triệu cho người đánh rơi trên phố; Nhân viên đường sắt giúp sản phụ sinh con trên tàu SE8; Báo cáo khẩn vụ phó hiệu trưởng trường chuyên bắt học sinh ăn thức ăn sau khi đã quăng vào thùng rác; Hà Nội: Cháy lớn tại khu tập thể Kim Liên, 5 người chết, 2 người bị thương… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 21-4-2022.
Chiều 11-3, UBND TPHCM tổ chức Hội thảo dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM, với sự tham gia của chuyên gia, sau khi hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận, có tổng kinh phí đầu tư hơn 12.577 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Thăng Long thuộc Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay các hạng mục của dự án vẫn thi công ì ạch.
Ngày 22-2, Bộ GTVT đã yêu cầu các ban quản lý dự án, nhà thầu thi công rà soát, xây dựng lại kế hoạch để rút ngắn tiến độ 3 tháng đối với 11 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Phạm Ngọc Việt khai do chạy bộ qua nhà ông V. bị ông này quét rác trúng người nhưng không xin lỗi và nhiều lần nhìn Việt bằng ánh mắt khinh thường. Vì thế, Việt nảy sinh ý định sát hại ông V. nên chuẩn bị dao để gây án.