Theo Quyết định 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2020 là hạn chót để xóa bỏ các lò gạch thủ công. Thế nhưng hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn nhiều lò gạch thủ công hoạt động, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân bức xúc. Đường dây nóng Báo SGGP đã tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân về vấn đề này.
Theo phản ánh của bạn đọc, sự xuất hiện của trang trại nuôi heo Bảo Lộc 2 đã làm cho cuộc sống của người dân sinh sống tại thôn 5 và thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng chịu nhiều ảnh hưởng, nhất là trong những tháng mùa khô, độ ẩm thấp, trời khô nóng khiến mùi hôi từ trang trại nuôi heo phát tán hàng trăm mét.
Trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Chăn nuôi New Hope Bình Phước (thôn 7, xã Long Tân, huyện Phú Riềng) hiện nuôi 72.000 con heo công nghiệp, đi vào hoạt động từ tháng 2-2021. Từ khi trang trại hoạt động, cuộc sống của nhiều hộ dân ở thôn 7 đảo lộn vì môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Gần 1 tháng trở lại đây, hàng trăm hộ dân ở xã Quế Trung (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) bức xúc phản ánh, hàng ngày phải chịu đựng mùi hôi kèm khói bụi bốc lên từ nhà máy nhiệt điện và bãi xỉ phế thải của Công ty CP Than điện Nông Sơn (gọi tắt là Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn).
Qua Đường dây nóng Báo SGGP, nhiều người dân sống trên đoạn đường Tạ Quang Bửu (trước cổng Ga hành khách phường 5, quận 8, TPHCM) phản ánh, khu vực này tập trung nhiều xe rác, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu dân cư.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn.
Theo dữ liệu liên bang của Mỹ, phần lớn hàng hóa của nước này được vận chuyển bằng xe tải hạng trung và hạng nặng, chiếm hơn 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của ngành vận tải mặc dù chúng chỉ chiếm chưa đến 5% số lượng xe chạy đường bộ.
UBND tỉnh Cà Mau cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 120 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thủy sản Thắng Lợi Cà Mau (khóm 11, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) do có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhưng không vận hành.
Trang Bạn đọc Báo SGGP số ra ngày 24-9 có bài “Trại nuôi heo gây ô nhiễm khu dân cư”, phản ánh tình trạng gần 1.000 hộ dân sống tại 2 xã Hồng Sơn và Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mùi hôi thối nồng nặc từ Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao Làng Việt Nam.
Ngày 21-9, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố hướng dẫn mới về viện trợ nhà nước trong nỗ lực ngăn chặn các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực gây ô nhiễm chuyển hoạt động sang các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU), nơi áp dụng các tiêu chuẩn khí thải thấp hơn.
Ngày 23-6, UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có công văn số: 161/UBND trả lời phản ánh về bài viết: “Ô nhiễm bủa vây trường học tại Quảng Nam” đăng ngày 27-5 trên SGGP Online.
Nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn bởi các điểm kinh doanh sát các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập, sức khoẻ và sinh hoạt của các em học sinh đang học tập tại đây.
Tại tỉnh Bình Phước, hàng loạt trại heo phía đầu nguồn thuộc khu vực biên giới đang bất chấp phản ứng của người dân, xả thải gây ô nhiễm môi trường sống các khu dân cư. Vấn đề nhức nhối này cũng làm “nóng” các phiên chất vấn HĐND tỉnh, tuy nhiên việc xử lý chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính, khiến cử tri trong tỉnh càng bức xúc.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 17, HĐND TPHCM khóa IX diễn ra sáng nay 9-12, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Toàn Thắng, thông tin sẽ tiếp tục mở rộng trạm quan trắc tự động để thông tin, cảnh báo liên tục cho người dân. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có giải pháp kiểm soát khí thải từ hơn 8 triệu xe gắn máy.