Ngày 18-12, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng dẫn đầu đoàn công tác của TPHCM làm việc với UBND huyện Cần Giờ về kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, làm mới các sản phẩm đón khách du lịch trong thời gian tới.
Ngay khi đại dịch Covid-19 buộc các công ty trên khắp thế giới phải định hình lại địa điểm làm việc, các nhà nghiên cứu ở Iceland đã tiến hành 2 thử nghiệm về tuần làm việc ít ngày hơn. Nghiên cứu gồm 2.500 người lao động tham gia, tương đương hơn 1% dân số quốc gia này.
Quốc hội đã giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp.
Tuyệt đại đa số công nhân lao động đang trông đợi Bộ luật Lao động dự kiến được Quốc hội thông qua sẽ mang lại cho họ niềm phấn khởi và sự tin tưởng, trong đó có việc giảm giờ làm chính thức từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần.
Tại diễn đàn kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về vấn đề có cần giảm giờ làm việc cho người lao động hay không? Theo tôi, nên thực hiện lộ trình giảm giờ làm cho người lao động và trước mắt nên cho người lao động khối doanh nghiệp tư nhân được nghỉ chiều thứ bảy, vì việc này là hợp cả về lý lẫn về tình.
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, đang có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề có cần giảm giờ làm việc hay không; giảm bao nhiêu giờ là vừa. Việc này cần có những nghiên cứu, khảo sát đầy đủ, khoa học.
ĐB Ngọ Duy Hiểu (Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, Việt Nam đang thực hiện 48 giờ/tuần, là mức cao, cần phải cân nhắc. ĐB đề nghị thực hiện 44 giờ nhưng có thể tăng giờ làm thêm.
Thông thường, công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên cả nước đang phải làm ngày thứ bảy (tức 48 tiếng/tuần), chỉ được nghỉ ngơi mỗi ngày chủ nhật. Tuy nhiên, tại TP Hải Phòng, khoảng 100.000 công nhân tại nhiều khu công nghiệp lại đang được nghỉ thêm ngày thứ bảy.
Sáng 18-9, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Những tác động bất lợi và kiến nghị”. Nhiều ý kiến tại hội thảo chỉ ra một số điểm được coi là “bảo thủ”, thậm chí là một bước lùi so với Bộ luật Lao động hiện hành. TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM nói: “Tôi e rằng người hưởng lợi nhiều nhất từ Bộ luật Lao động là… thanh tra lao động”.
Ngày 16-7, Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Thời giờ làm việc, giờ làm thêm, tuổi nghỉ hưu, đình công là những vấn đề chính được góp ý tại hội nghị.