Đây là những tập thể, cá nhân có nhiều cách làm sáng tạo trong hoạt động công đoàn, chăm lo tốt đời sống công nhân lao động. Từ những việc làm thiết thực trong cuộc sống, họ đã giúp đơn vị, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất
Ngày 12-6, tại Khu chế xuất Linh Trung, TP Thủ Đức, TPHCM, hàng trăm người dân, chủ yếu là công nhân đã cùng gia đình đến tham gia “Chợ phiên không tiền mặt” do Ngân hàng Nhà nước, Sở Công thương TPHCM, Báo Tuổi Trẻ, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) phối hợp với Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM tổ chức.
Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TPHCM (Hepza) vừa tổ chức hội nghị gặp gỡ với tổng giám đốc các doanh nghiệp thuộc KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước năm 2022, nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển sản xuất.
Văn phòng UBND TPHCM vừa thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM về kế hoạch triển khai đề án định hướng phát triển các khu chế xuất và công nghiệp (KCX-KCN) trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
TPHCM đang gấp rút tổng rà soát tình hình hoạt động của các khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) trên địa bàn thành phố. Theo đó, đẩy nhanh cải thiện hạ tầng, đổi mới chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao. Mặt khác, triển khai nhanh những dự án đầu tư KCN-KCX mới kết hợp cải cách thủ tục hành chính nhằm “đón sóng” đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển mạnh vào Việt Nam.
Tối 26-1, tại Khu lưu trú công nhân Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TPHCM) đã diễn ra chương trình chăm lo công nhân lao động không về quê dịp tết. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM.
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh đề xuất Chính phủ cần có giải pháp căn cơ, lâu dài giúp doanh nghiệp giữ chân NLĐ và công nhân yên tâm gắn bó với công việc. Đó là tại các KCN, KCX bố trí quỹ đất để xây nhà lưu trú cho công nhân dựa trên nguồn quỹ Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Sau khi TPHCM dỡ bỏ phong tỏa khoảng hơn một tháng nhờ kiểm soát được dịch Covid-19, gần như các doanh nghiệp trong khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) và khu công nghệ cao… tại TPHCM đã hoạt động trở lại, với hơn 300.000 công nhân làm việc. Hầu hết doanh nghiệp hoạt động đáp ứng công suất, dự báo nhiều doanh nghiệp “tăng công suất” cho đến những ngày cận Tết Nguyên đán, thậm chí xuyên tết để kịp đơn hàng.
Sáng 12-11, hơn 600 cán bộ quản lý, giáo viên bậc học mầm non đã tham dự hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức.
Trong các vấn đề cốt lõi hiện nay, để ổn định tình hình, khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19 thì vấn đề người lao động, các chính sách hỗ trợ người lao động là đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Để hỗ trợ người lao động, sớm khôi phục sức sản xuất, những chính sách, giải pháp nếu được vận dụng càng nhanh càng tốt.
Ngày 24-10, Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM tổ chức lễ tri ân và ghi nhân sự hỗ trợ của doanh nghiệp, đơn vị trong việc chăm lo an sinh xã hội cho công nhân trong các KCX-KCN.
Sau hơn nửa tháng nới lỏng giãn cách, TPHCM ghi nhận 60% doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất với quy mô lên tới 83%. Việc “phá băng” giãn cách cộng với việc nối lại hệ thống GTVT từ thành phố đi các tỉnh đang tạo điều kiện thuận lợi để DN tăng tốc sản xuất.
“Hiệu quả kiểm soát phòng dịch, ý thức chấp hành của người dân trong thời gian này sẽ quyết định các biện pháp áp dụng sau ngày 30-9”, đồng chí Lê Hải Bình nhấn mạnh.
UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh; UBND TP Thủ Đức; UBND quận 12, Bình Tân và các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi; Ban Quản lý các KCX-KCN; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (KCNC) về việc tăng cường công tác phối hợp về giao thông vận tải trong thời gian TPHCM triển khai thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.