Quận Tân Phú (TPHCM) còn khoảng 27.000 giếng khoan. Dù nước máy sạch đã được kéo đến tận nhà, nhưng nhiều hộ gia đình trên địa bàn vẫn giữ thói quen sử dụng song song cả nước máy và nước ngầm. Số lượng này khá lớn, với dẫn chứng là đồng hồ nước tại nhiều hộ gia đình chưa tới 4m3/tháng, thậm chí nhiều đồng hồ có chỉ số là 0m3. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc khai thác nước ngầm quá mức có thể gây nhiều hệ lụy như sụt lún, cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm môi trường và quan trọng nhất là sức khỏe người dân không đảm bảo.
Ngày 16-6, tại Trường Tiểu học Tân Thới, phường Tân Quý, quận Tân Phú (TPHCM), UBND quận Tân Phú và Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa ký kết liên tịch phối hợp tổ chức vận động người dân hạn chế sử dụng nước ngầm, trám lấp giếng khoan, giảm hóa đơn có chỉ số tiêu thụ 0-4m³ và thực hiện các hoạt động an sinh xã hội chăm lo cho người dân trên địa bàn quận.
UBND phường Phú Trung (quận Tân Phú, TPHCM) và Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân vừa ký kết liên tịch phối hợp tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước máy, thực hiện trám lấp giếng khoan trên địa bàn phường Phú Trung giai đoạn 2022-2023.
Ngày 2-6, UBND phường Phú Trung (quận Tân Phú, TPHCM) và Công ty cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân tổ chức ký kết liên tịch phối hợp tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước máy, thực hiện trám lấp giếng khoan trên địa bàn phường Phú Trung giai đoạn 2022-2023.
UBND phường Tân Chánh Hiệp (quận 12, TPHCM) và Công ty cổ phần Cấp nước Trung An vừa tổ chức buổi “Vận động khách hàng sử dụng nước sạch, giảm khai thác nước ngầm”.
Ngày 17-3, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) phối hợp Báo Phụ Nữ TPHCM tổ chức tọa đàm với chủ đề “Bảo vệ nước ngầm, đừng để quá muộn” nhằm hưởng ứng ngày Nước thế giới (22-3). Năm nay, Liên Hiệp Quốc đã chọn chủ đề cho ngày Nước thế giới là “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”.
Văn phòng UBND TPHCM vừa cho biết, thực hiện lộ trình giảm khai thác nước ngầm và ngừng khai thác nước ngầm các loại giếng khoan đến năm 2025, từ đầu năm đến nay, thành phố đã giảm 14.300m3/ngày so với kế hoạch là 16.650m3/ngày, đạt tỷ lệ 85,89% kế hoạch.
Tỉnh Quảng Ngãi đang bước vào đỉnh điểm khô hạn, nắng nóng kéo dài, khiến nhiều giếng nước khô kiệt, người dân tất tả lo tìm nguồn nước để đảm bảo sinh hoạt cho gia đình.
Sự phát triển của dân số, cũng như quá trình phát triển của các khu công nghiệp, đô thị hóa đã khiến nhu cầu sử dụng nước ngầm càng lớn. Từ đó, dẫn đến việc khai thác nước ngầm quá mức, kéo theo tình trạng sụp lún càng thêm tồi tệ.
Hạn hán, nắng nóng diễn ra khốc liệt, những hồ nước đã cạn khô, toàn thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đang sống trong những tháng khô nhất từ trước đến nay. Đây cũng là địa phương đầu tiên ở tỉnh Quảng Ngãi chi 2 tỷ đồng ngân sách để khoan giếng cho dân có nước uống.
Hiện có nghịch lý là, nước sạch đã được đưa đến tận cửa nhà nhưng nhiều người dân không sử dụng, kể cả ở khu vực trung tâm TPHCM. Người dân vẫn còn sử dụng nước giếng, dù nguồn nước này bị ô nhiễm và việc khai thác nước ngầm còn làm gia tăng sụt lún mặt đất.
ĐBSCL chật vật chống sạt lở; Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam khó khả thi; Lũ đang về miền Tây; Cần có chính sách “phúc lợi” cho động vật; Pin nút áo - mối nguy với trẻ nhỏ… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 7-9-2019.
Ngày 6-9, tại phiên họp giải trình về việc cung cấp nước sạch cho nhân dân do Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đến nay, Hà Nội đã thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư vào 39 dự án, trong đó có 11 dự án cấp nước nguồn và 28 dự án cấp nước mặt vùng nông thôn.
Chiều ngày 16-7, ông Tôn Thất Thanh Vũ, quyền Chủ tịch UBND phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, sẽ tiến hành xác minh các công trình san gạt, xây dựng trái phép trên địa bàn khu vực tổ Sở Lăng (thuộc phường 10).
Passo Garden nổi bật với thiết kế giật tầng đầy cảm hứng, bổ sungvào bộ sưu tập các công trình độc đáo tại khu vực trung tâm Phú Quốc một biểu tượng kiến trúc mới, thôi thúc sự khám phá của du khách khi đến với đảo ngọc.