Ước tính kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2021 chỉ dừng lại ở mức 39 tỷ USD. Như vậy, đây là năm thứ 3 ngành dệt may Việt Nam lại lỗi hẹn với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD.
Ngày 18-11, Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng lũy kế 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Bất chấp tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp, khó lường, ngành dệt may vẫn đón tin vui khi đơn hàng dồi dào trở lại, đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất từ nay đến cuối năm.
Ngày 27-10, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TPHCM phối hợp Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức hội thảo “Làm thế nào để doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững”.
Châu Âu là thị trường 500 triệu dân, có dư địa phát triển lớn, song mỗi năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này chỉ mới đạt trên 8 tỷ USD. Chỉ hơn 10 ngày nữa Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp (DN) dệt may có kịp tận dụng cơ hội lớn này?
Tối 25-3, Tập đoàn Dệt may Việt Nam thông tin, toàn ngành dệt may Việt Nam sắp tới có thể thiệt hại tới 11.000 tỷ đồng nếu các đơn hàng tiếp tục bị dừng, hoãn, huỷ; công nhân giảm việc. Do đó, tại cuộc họp ngày 25-3, Vinatex cho biết sẽ kiến nghị lên Quốc hội và Chính phủ cho xuất khẩu khẩu trang.
Kỳ vọng vào lợi thế những hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, ngành dệt may Việt Nam đã mạnh tay đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 40 tỷ USD vào cuối năm nay. Thế nhưng, hiện vẫn còn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu chưa đạt được, khi chỉ còn một tháng là hết năm 2019.
Ngày 20-11, Bộ Công thương đã tổ chức kết nối thị trường nguồn nguyên phụ liệu dệt may, da giày cho hơn 530 doanh nghiệp trong nước và 17 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019 của ngành dệt may đứng trước nguy cơ khó đạt được do gặp phải hàng loạt khó khăn, như thiếu đơn hàng, nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu...
Trong bối cảnh kinh tế quốc tế có những biến động, nên kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may có những sụt giảm nhất định. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, những ảnh hưởng trên chỉ mang tính chất ngắn hạn và có tác động đến một số loại sản phẩm nhất định của ngành.
Ngay từ đầu năm với đơn hàng dồi dào, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD. Tuy nhiên, gần đây đơn hàng bỗng dưng suy giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành lo lắng.
Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt 40 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) trong ngành phải thay đổi cách thức sản xuất kinh doanh và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho thiết bị cũng như nhân lực… Đó là nội dung được các chuyên gia nhấn mạnh tại buổi khai mạc Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp dệt và may, thiết bị và nguyên phụ liệu 2019 mới đây tại TPHCM.
Sự chuyển hóa xanh trong lĩnh vực dệt may với sự tham gia của hàng trăm thương hiệu may mặc trên thế giới đã đặt ngành dệt may Việt Nam trước những thách thức mới.
Ngày 28-11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã công bố 2 sản phẩm: Công cụ đánh giá rủi ro về nguồn nước ở khu vực Mê Công và Báo cáo rủi ro về nước và các giải pháp của nước cho ngành dệt may Việt Nam.