Công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR (QR code) được thế giới áp dụng từ lâu, như một điều kiện bắt buộc để hàng hóa có thể lưu thông trên thị trường. Tại Việt Nam, việc truy xuất hàng hóa được các đơn vị áp dụng nhiều năm qua, song số lượng hàng hóa được dán nhãn mã QR còn hạn chế và người tiêu dùng cũng ít chú ý đến việc truy xuất nguồn gốc bằng mã QR.
Theo chia sẻ của giới kinh doanh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa giờ đây đã trở thành yêu cầu bắt buộc với nhóm hàng hóa thực phẩm ở một số thị trường nhập khẩu. Tại thị trường nội địa, các nhà phân phối lớn như Saigon Co.op, Lotte Mart, Winmart… đưa ra quy định bắt buộc này nhằm đem đến những sản phẩm an toàn, chất lượng phục vụ khách hàng.
Ngày 27-3, Tổ liên ngành phòng chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết, chỉ trong một ngày, lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt quả tang 2 xe ô tô tải vận chuyển số lượng lớn khăn ướt và sữa tắm nhãn mác nước ngoài, không hóa đơn chứng từ trị giá trên 1,3 tỷ đồng.
Tổ liên ngành phòng chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện 3 ô tô tải, vận chuyển số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; với tổng trị giá khoảng 1,1 tỷ đồng.
Thông tin từ một số sàn thương mại điện tử lớn cho biết, đang siết lại việc truy xuất nguồn gốc, chất lượng hàng hóa nhằm ổn định thị trường, mang lại niềm tin và sự yên tâm cho người tiêu dùng.
Ngày 22-5, Công an huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cho biết, vừa phát hiện và tạm giữ nhiều hàng hóa như: nón bảo hiểm, bột ngọt không rõ nguồn gốc, không hóa đơn hợp pháp và vũ khí tại căn nhà số 19, tổ 1, ấp Phú Vinh, thị trấn Chợ Vàm.
Ngày 21-3, Công an huyện Châu Thành (An Giang) cho biết, vừa kiểm tra đột xuất kho hàng cặp quốc lộ 91, thuộc ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa, phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ.
Chỉ với 25 triệu dân nhưng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Australia rất lớn và đa dạng. Đại bộ phận người tiêu dùng Australia có thái độ khá cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu. Điều quyết định cuối cùng là các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả, mà không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 9-9, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM Lý Kim Chi cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của cả nước dù vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhưng không cao, ước đạt 26,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Đến thời điểm này, VNPT Check đã được triển khai cho trên 5.000 doanh nghiệp trên toàn quốc với sản lượng tem lên đến hơn 100 triệu cái. Giải pháp này được đánh giá đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người sử dụng.
Chiều 4-7, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam cho biết đơn vị vừa lập biên bản và tạm giữ một lô hàng lớn không rõ nguồn gốc, trên xe tải biển kiểm soát Lào khi xe này lưu thông qua địa bàn.
Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu được đẩy mạnh thì yêu cầu về “lai lịch” của hàng hóa ngày càng được người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe hơn theo hướng tìm hiểu sâu về quy trình sản xuất và hồ sơ xuất xứ.
Nhãn hàng hóa không chỉ phản ánh nội dung, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp ở góc độ người tiêu dùng.
Vượt qua thời gian và không gian, thương hiệu Như Lan trở thành sự lựa chọn uy tín cho nhiều thế hệ, không chỉ người Sài Gòn mà cả người dân ở các tỉnh, thành trong cả nước, các kiều bào ở nước ngoài khi muốn thưởng thức món ăn có hương vị đậm đà bản sắc Việt. Như Lan là nơi cho ra đời những mẻ bánh mì nóng hổi, những chiếc Bánh Trung thu tròn vị mỗi dịp trăng rằm tháng tám "gõ cửa", những chiếc bánh chưng, bánh dày ấm lòng mùa tết và hàng trăm món ăn bình dân khác phục vụ bà con lao động gần xa…