Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam vừa ký quyết định ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030.
Với việc từng bước chuyển đổi từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp”, lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đang mang về giá trị xuất khẩu “tỷ đô” và đóng góp 44,7% vào GRDP toàn tỉnh. Đặc biệt, tỉnh chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh, nhất là phân bón, khiến sản xuất lúa của nông dân thêm khó khăn, lợi nhuận giảm. Do đó, chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường, không chỉ là câu chuyện để giảm giá thành sản xuất, mà còn là con đường bền vững của vựa lúa ĐBSCL.
Khó khăn của dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến thị trường và doanh thu của ngành phân bón ở miền Bắc, trong đó có các sản phẩm của Công ty Cổ phần Bình Điền Ninh Bình. Tuy nhiên, sự đồng lòng của tập thể cán bộ - công nhân viên trong suốt thời gian qua đã đưa công ty chạm vạch đích với thành tích ấn tượng.
Ong thụ phấn đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp toàn cầu, chiếm khoảng 15 tỷ USD giá trị cây trồng chỉ riêng ở Mỹ. Khi quần thể ong bị đe dọa, cây lương thực và hoa màu của chúng ta có nguy cơ mất mùa. Thời gian gần đây, nuôi ong đã trở thành một xu hướng ở các thành phố trên thế giới.
- Có một dạo dư luận xôn xao vì sự xuất hiện của nông sản hữu cơ, nhưng tới giờ thì ít ai nói. Vậy thực chất ở xứ mình đã có hẳn một thị trường bền vững cho mảng này chưa? Và nông nghiệp hữu cơ khác gì so với nông nghiệp an toàn?
Thấm thoắt đã 30 năm từ ngày tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập. Trong thời gian ấy đã xuất hiện nhiều con người dám nghĩ dám làm, đi lên nhờ cần cù lao động và khối óc sáng tạo, trong đó có ông Trần Ngọc Nam, Chủ tịch Công ty CP Đại Nam Ong Biển (Công ty Ong Biển). Khao khát lớn nhất với ông Nam là làm thế nào biến Việt Nam trở thành cường quốc về nông nghiệp hữu cơ (NNHC), giúp bà con nông dân sống khá giả, nâng cao thể trạng người Việt.
Ngoài trồng lúa để lấy thóc gạo, người nông dân có thể bán rơm để kiếm thêm tiền. Nhưng theo các nhà khoa học, chúng ta đang lãng phí rất nhiều nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm, vỏ lạc, hột nhãn, thân cây sắn (mì), vỏ xoài, vỏ dưa hấu...
25% diện tích đất nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được dành cho nông nghiệp hữu cơ vào năm 2030. Mục tiêu này đã được đưa vào Kế hoạch hành động hữu cơ của Ủy ban châu Âu (EC), được thông qua ngày 25-3.
Ngày 21-3, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, vừa ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Chiều 12-3, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết vừa làm việc với Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM về chương trình viện trợ cho dự án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, cải thiện sinh kế nông dân có quy mô nhỏ, thông qua việc chế biến các nông sản hữu cơ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh thiếu niên, gắn gìn giữ môi trường”, giai đoạn 2.
Bên cạnh thành công trong lĩnh vực ẩm thực với các sản phẩm gia vị nấu ăn, Công ty CPHH Vedan Việt Nam đã và đang phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp với nhiều dấu ấn nổi bật. Năm 2020 đánh dấu cột mốc 5 năm liên tiếp Vedan Việt Nam giữ vững danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” đối với 2 sản phẩm: Phân bón hữu cơ Vedagro dạng viên và Phụ gia thức ăn chăn nuôi Vedafeed dạng viên.
Báo Bangkok Post dẫn phát biểu ngày 12-9 của Phó Phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek cho biết, Chính phủ Thái Lan đang thúc đẩy kế hoạch ngân sách 1,9 tỷ baht (60 triệu USD) để quảng bá các sản phẩm hữu cơ vào năm tới.